Tin Tức Thông Tin Trưng Bày

Triển lảm ảnh “Di sản văn hoá Bình Thuận - Thành tựu và phát triển” kỷ niệm 30 năm Tái lập tỉnh (1992-2022)

Sáng ngày 15/8/2022 tại Bảo tàng tỉnh, số 04 - Bà Triệu - Phan Thiết đã tổ chức triển lãm ảnh “Di sản văn hoá Bình Thuận -Thành tựu và phát triển” chào mừng kỷ niệm 30 năm Tái lập tỉnh (1992-2022).

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Học sinh với di sản văn hóa địa phương” năm 2022

Sáng ngày 04/4/2022, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Tuy Phong tổ chức Lễ Khai mạc trưng bày chuyên đề “Học sinh với di sản văn hóa địa phương” năm 2022.

Trưng bày chuyên đề “Di sản Văn hóa Chăm ở Bình Thuận”

Với mong muốn tạo ra các sản phẩm văn hóa du lịch phục vụ khách tham quan; đồng thời, qua đó góp phần quảng bá, giới thiệu những di sản văn hóa của địa phương đến với nhân dân và du khách, góp phần phục vụ du lịch tỉnh nhà phát triển. Nhân kỷ niệm 25 năm ngày du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2020) và Lễ hội Katê năm 2020; từ ngày 12/10/2020, tại di tích tháp Pô Sah Inư, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức trưng bày chuyên đề ảnh với chủ đề “Di sản văn hóa Chăm ở Bình Thuận”.

Trưng bày chuyên đề Cổ ngọc Việt Nam

Từ khoảng 7000 năm nay, ngọc đã được con người biết đến và quý trọng. Người Ai Cập cổ đại quan niệm, ngọc là những giọt máu của rồng. Người Trung Quốc coi ngọc là vật đứng đầu trong “tứ đại quý”. Chính vì sự hiếm quý đặc biệt đó mà ngay từ thời cổ đại, ngọc đã trở thành biểu tượng của quyền lực, giàu sang, vẻ đẹp và sự cao quý. Với ưu thế về độ cứng song lại rất dẻo, muôn sắc màu đẹp rực rỡ và huyền ảo, ngọc trở thành vật liệu lý tưởng làm đồ trang sức, công cụ, vũ khí trong thời tiền - sơ sử.

Trưng bày chuyên đề: Văn hóa Đông Sơn

Văn hóa Đông Sơn (khoảng từ thế kỷ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 1 - 2 sau Công nguyên) là một nền văn hóa khảo cổ học thời đại kim khí ở Việt Nam, được các nhà khảo cổ học đặt tên dựa vào sự phát hiện ngẫu nhiên một nhóm đồ đồng cổ vào năm 1924 tại làng Đông Sơn ở ven Sông Mã, nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa.

Trưng bày chuyên đề “Sen trên cổ vật” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Trong hàng trăm ngàn cổ vật lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia, sưu tập hiện vật trang trí đề tài hoa sen hoặc tạo hình hoa sen chiếm số lượng lớn và xuất hiện trên nhiều loại hình khác nhau. Từ tranh, tượng tới biểu trưng quyền lực, vật dụng nghi lễ, đồ thờ cúng, đồ văn phòng tứ bảo, vật liệu kiến trúc tới đồ dùng sinh hoạt… bao giờ cũng gặp hình ảnh của sen. Sen được khai thác, thể hiện dưới nhiều bố cục, góc độ, phong cách nghệ thuật khác nhau, xuất hiện trên nhiều loại chất liệu từ đá, gốm, giấy, vải, gỗ... đến những chất liệu quý hiếm như vàng, bạc, ngọc, ngà…

Trưng bày chuyên đề “Linh vật Việt Nam”

Linh vật (những con vật linh thiêng) được con người sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý tưởng, niềm tin tâm linh, tôn giáo và thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của mình. Linh vật thường được mô tả trong thần thoại, truyền thuyết và được biểu đạt trong nghệ thuật tạo hình. Người xưa tin rằng, linh vật là hiện thân của các lực lượng tự nhiên hoặc mang những đặc tính huyền bí, năng lực siêu nhiên có thể chi phối nhân sinh, vũ trụ.

Bình Thuận lần đầu tiên trưng bày hơn 1.000 cổ vật quý hiếm

Nhà trưng bày Bảo tàng Bình Thuận đặt tại số 4 Bà Triệu, thành phố Phan Thiết đã được khánh thành vào sáng 30/1. Trên diện tích 400 m2, đây là nơi đầu tiên trưng bày hơn 1.000 cổ vật quý hiếm trong số hơn 5.000 cổ vật được Bảo tàng Bình Thuận khai quật khảo cổ và sưu tầm ròng rã mấy chục năm qua.

Bảo tàng Bình Thuận và các bộ sưu tập cổ vật quý hiếm

(binhthuan.gov.vn) Sáng ngày 30/01/2016, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ Khánh thành Nhà trưng bày Bảo tàng Bình Thuận. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Tâm đã đến dự và cắt băng khánh thành.

Nhà trưng bày Bảo tàng Bình Thuận: Điểm tham quan giá trị