Tìm Kiến

Tìm kiếm chọn lọc

LỄ HỘI TẾ XUÂN TẠI ĐÌNH ĐÔNG AN

Thứ hai - 28/01/2019 01:56
Học trò lễ thực hiện nghi thức dâng trà rựu trong chánh lễ tế thần

Học trò lễ thực hiện nghi thức dâng trà rựu trong chánh lễ tế thần

          Đình làng Đông An tọa lạc tại xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình được tạo lập vào nửa cuối thế kỷ XVIII, ra đời gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tỉnh thành Bình Thuận đóng trên vùng đất Hòa Đa xưa. Đây là nơi tôn thờ Thành hoàng Bổn cảnh và các bậc Tiền - Hậu hiền có công khai lập làng, dựng đình và gìn giữ phát huy giá trị phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của cư dân trong vùng từ trước đến nay.

          Trải qua hơn 2 thế kỷ tồn tại, đình làng Đông An vẫn còn bảo lưu đầy đủ các giá trị về kiến trúc nghệ thuật ban đầu khởi dựng. Quần thể kiến trúc gồm có 4 nóc chính và bố trí theo dạng chữ Khẩu gồm: Chính điện, nhà Ống và Hiệp tự đường (Gian thờ Tiền hiền). Tại đình còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị, trước đây đình Đông An được các vui triều Nguyễn ban tặng hàng chục sắc phong, nhưng rất tiếc trải qua thời gian chiến tranh đã bị thất lạc và hiện nay chỉ còn lưu lại 6 sắc phong. Với những giá trị về kiến trúc nghệ thuật và lịch sử - văn hóa, đình làng Đông An được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích Quốc gia theo Quyết định số 38/2001/QĐ-BVHTT ngày 12/7/2001.

          Xưa kia, cũng như bao đình làng khác trong tỉnh Bình Thuận, đình Đông An hàng năm diễn ra hai đợt tế lễ Xuân - Thu nhị kỳ. Khi quan tỉnh, huyện về “Đàn Tiên Nông” làm lễ cúng tế để xuống vụ mùa mở đầu trong năm phải đến đình làng Đông An làn lễ trước và sau đó xuất phát đến Đàn Tiên Nông.

          Mục đích, ý nghĩa chính của lễ hội tế Xuân là tạ ơn Thành hoàng, Thần linh, các bậc Tiền nhân, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Đồng thời, lễ hội còn là dịp để mọi người trong làng gặp gỡ thăm hỏi nhau, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, cùng nhau ôn lại truyền thống cội nguồn, hướng về đạo lý tốt đẹp của dân tộc.
          Tuy nhiên, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ các nghi thức lễ tại đình làng Đông An không được duy trì thường xuyên và liên tục. Sau năm 1975, cư dân trong làng đã khôi phục lại lễ hội tế Xuân đầu năm vào ngày 11 - 12 tháng giêng âm lịch và được duy trì thực hiện cho đến nay.

          Lễ hội tế Xuân tại đình Đông An được Ban quản lý đình phối hợp với chính quyền địa phương chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng; trong ngày 11 tháng giêng, tại đình là phần hội tổ chức thi đấu các trào chơi dân gian như kéo co, nhảy bao bố… giữa các thôn trong xã và các tổ chức đoàn thể. Ban đêm tổ chức giao lưu văn nghệ ca hát cho nhân dân trong làng với sự hổ trợ âm thanh, ánh sáng và sâu khấu của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bắc Bình. Phần hội trong lễ tế Xuân tại đình Đông An đã đem lại không khí vui chơi, giải trí lành mạnh và góp phần thắt chặt tình làng nghĩa xóm nhau hơn.

          Song song với phần hội là nghi lễ Khai kinh cầu an và được thực hiện bởi các nhà sư ở những ngôi chùa trong vùng. Nghi lễ tụng kinh cầu an được kéo dài từ 18 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau với mục đích cầu mong các vị thần linh, tổ tiên phù trợ cho người dân trong làng bước sang năm mới có cuộc sống no ấm và bình an.

          Quan trọng nhất trong lễ hội tế Xuân là nghi thức Chánh lễ tế thần, lễ vật dâng cúng gồm 2 con heo quay, vịt, bánh ít, chè, xôi, hoa quả, trà, rượu… Đặc biệt nghi thức cúng tế được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, khép kín từ mở đầu cho đến kết thúc của một lễ hội văn hóa dân gian. Tham gia thực hiện tế lễ gồm có chánh bái, bồi bái, phụ lễ, xướng lễ, học trò lễ…trong trang phục truyền thống với áo dài khăn đóng.

 
Nghi thức đọc văn tế trong chánh lễ tế thần

          Quy trình thực hiện Chánh lễ tế thần theo bài xướng văn đã được biên soạn sẵn và phân công cho một người xướng lễ hô và các thành viên trong Ban nghi lễ thực hiện theo lời xướng. Mở đầu và kết thúc lễ gồm có: Ban nghi lễ tẩy rửa sạch sẽ, tựu vị, kiểm soát lễ vật, khai mỏ, khai tiểu chung cổ, đại hồng chung, trống sấm, dân 2 lần trà rượu khấn cầu thần linh phù trợ, đọc văn tế, châm trà rượu, tấu văn tế, đốt văn tế hồi nhạc lễ, hồi chung cổ và lễ tạ thần tứ bái để kết thúc nghi thức tế lễ.

          Sau khi Ban nghi lễ thực hiện xong nghi thức Chánh lễ tế thần, nhân dân trong làng vào thắp hương khấn bái từng khám thờ để cầu Thàng hoàng Bổn cảnh và các vị thần linh phù trợ cho cuộc sống được sung túc yên ổn trong năm mới. Mỗi người dân trong làng đến với lễ hội ngoài niêm tin tín ngưỡng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn; bên cạnh đó họ còn thể hiện trách nhiệm của mỗi người bằng cách góp một phần kinh phí cho việc tổ chức lễ hội và tu bổ để gìn giữ di sản quý giá do các thế hệ cha ông để lại.

 

          Lễ hội tế xuân tại đình làng Đông An kết thúc trong không khí háo hức, vui tươi, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, mọi người cùng nhau quay quần bên nhau cùng với những lễ vật dân cúng thần linh; trao đổi, chia sẽ nhau những khó khăn và kinh nghiệm trong cuộc sống để cùng hướng tới một năm mới thành công hơn./.

 
          

Tác giả bài viết: Nguyễn Chí Phú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông Báo - Giấy Mời - Văn Bản

Hiện Vật Tiêu Biểu

  • Tên hình ảnh 1
  • Ảnh khai thác cổ vật
  • Tên hình ảnh 1
  • Tên hình ảnh 1
  • Chèo bả trạo
  • Lễ nghinh ông
  • Bình gốm
  • Đàn đá
  • Rìu đá
  • Vươn miện của vua và hoàng hậu

Thư Viện Video Clip

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa

Đã xem: 3244
13/02/2017
Khai quật cổ vật

Khai quật cổ vật

Đã xem: 2697
13/02/2017

Liên Kết WebSite

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 508

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 498


Hôm nayHôm nay : 100626

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2728012

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 35951783

Đường Đi