Tìm Kiến

Tìm kiếm chọn lọc

Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển Nghề gốm truyền thống của người Chăm

Thứ ba - 09/11/2021 22:17
Làng Nghề gốm Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình vốn nổi tiếng, có từ lâu đời, gắn chặt với đời sống, phong tục tập quán của người Chăm địa phương, đây là nghề mang tính chất “Mẹ truyền con nối” từ đời này qua đời khác.
Nghệ nhân làm bóng và quét thổ hoàng lên sản phẩm gốm

Nghệ nhân làm bóng và quét thổ hoàng lên sản phẩm gốm

     Các khâu trong qui trình làm gốm của người Chăm Bình Đức đến nay còn bảo lưu khá nguyên vẹn kỹ thuật, phương thức theo lối thủ công truyền thống có từ xa xưa và ít có sự biến đổi đáng kể. Từ khâu lấy đất sét, chế biến, pha trộn đất, nhào nặn sản phẩm, chỉnh hình, chà bóng cho đến khâu nung gốm, chế biến nước màu trang trí lên gốm sau khi nung… đều được người nghệ nhân thực hiện từng bước theo lối thủ công truyền thống do ông bà lưu truyền lại; đây là nét độc đáo hiếm thấy trong một xã hội hiện đại khi mà khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển.

     Nghề gốm được coi là nghề thủ công truyền thống độc đáo, riêng biệt mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng người Chăm. Trong những thập niên gần đây, do tác động của khoa học và công nghệ, cơ chế kinh tế thị trường… nên Nghề gốm đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu đất sét làm gốm, củi nung gốm, thị trường tiêu thụ, giá thành sản phẩm không ổn định, thu nhập của các gia đình và nghệ nhân làm gốm thấp… đã ảnh hưởng hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Nghề gốm trong tương lai.




Kỹ thuật nung gốm ngoài trời
     Xuất phát từ giá trị, ý nghĩa và thực trạng đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát triển Nghề gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình”. Ngày 19/8/2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2097/QĐ-UBND phê duyệt Đề án“Bảo tồn và phát triển Nghề gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình”. Đây là cơ sở pháp lý để các sở, ngành, địa phương phối hợp triển khai thực hiện nhằm bảo tồn và phát triển Nghề gốm, giữ gìn bản sắc văn hóa Chăm, góp phần phục vụ du lịch và thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
 

Tác giả bài viết: Phòng Nghiệp vụ Bảo tồn

Nguồn tin: Bảo tàng tỉnh Bình Thuận

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông Báo - Giấy Mời - Văn Bản

Hiện Vật Tiêu Biểu

  • Tên hình ảnh 1
  • Ảnh khai thác cổ vật
  • Tên hình ảnh 1
  • Tên hình ảnh 1
  • Chèo bả trạo
  • Lễ nghinh ông
  • Bình gốm
  • Đàn đá
  • Rìu đá
  • Vươn miện của vua và hoàng hậu

Thư Viện Video Clip

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa

Đã xem: 3244
13/02/2017
Khai quật cổ vật

Khai quật cổ vật

Đã xem: 2697
13/02/2017

Liên Kết WebSite

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 395

Máy chủ tìm kiếm : 20

Khách viếng thăm : 375


Hôm nayHôm nay : 76578

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2674345

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 35898116

Đường Đi