HIỆN VẬT VĂN HÓA KHẢO CỔ HỌC SA HUỲNH

HIỆN VẬT VĂN HÓA KHẢO CỔ HỌC SA HUỲNH
          Văn hoá Sa Huỳnh được biết đến, do một nhà nghiên cứu người Pháp tên là M.Vinet phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 tại khu vực gò Ma Vương - Sa Huỳnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi). Những bí ẩn của nền văn hoá này đã được rất nhiều nhà khoa học, khảo cổ học trong và ngoài nước nghiên cứu. Cho đến nay, đã có nhiều di tích thuộc văn hoá Sa Huỳnh được phát hiện tại nhiều địa điểm ven biển miền Trung từ Quảng Bình cho đến huyện Cần Giờ Tp. Hồ Chí Minh và một số tỉnh Tây Nguyên. 

                                            
                                                                                           
                                                                Mộ nồi - rìu đồng trong Văn hóa Sa Huỳnh

          Tại Bình Thuận văn hóa Sa Huỳnh phân bố đều chạy dọc theo các triền cát (đồi cát)  từ huyện Tuy Phong cho đến thị xã La Gi, tập trung nhiều nhất ở 2 huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam. Đây là một nền văn hóa bản địa, nét đặc trưng cơ bản nhất của văn hóa Sa Huỳnh là con người thời kỳ này đã biết chế tạo kim loại sắt để làm công cụ lao động thay thế đồ đồng, đồ đá trước đó; chôn người chết trong các chum táng; đồ trang sức rất đa dạng và phong phú bằng nhiều chất liệu khác nhau. Niên đại của văn hóa Sa Huỳnh từ 2500 năm đến 3000 cách ngày nay.

                                                                         
                                                        Trang sức trong Văn hóa Sa Huỳnh

          Trong những năm qua Bảo tàng Bình Thuận phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam tổ chức khảo sát, thăm dò, khai quật tại một số di chỉ khảo cổ học. Qua các đợt khảo sát, khai quật đã phát hiện được nhiều chủng loại hiện vật đặc trưng của nền văn hóa Sa Huỳnh trên vùng đất Bình Thuận. Thông qua các hiện vật khai quật được đã góp phần làm sáng tỏ giá trị của nền Văn hóa này tại dải đất cưc Nam Trung bộ. 

Tác giả bài viết: Phòng Trưng bày - Thuyết minh