TRƯNG BÀY HIỆN VẬT VĂN HÓA KHẢO CỔ HỌC ĐA KAI

TRƯNG BÀY HIỆN VẬT VĂN HÓA KHẢO CỔ HỌC ĐA KAI
          Di tích khảo cổ học Đa Kai thuộc thôn 3, xã Đa Kai, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận được phát hiện do quá trình khai hoang, san ủi trồng cà phê của Nông trường Đức Linh vào những năm 1977-1978, người dân phát hiện số lượng lớn di vật là rìu đá, bàn mài đá, cuốc đá, dao đá và rất nhiều mảnh gốm vỡ, nằm trong một khu vườn rộng lớn. Từ đó giúp cho các nhà nghiên cứu biết đến di tích cư trú này. Đặc biệt, xung quanh khu vực lân cận di tích phát hiện được 3 bộ đàn đá, là nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người. Di tích được nhà khảo cổ học Nhật Bản và Việt Nam đến khai quật và nghiên cứu. Về niên đại Đa Kai là một di tích thuộc thời đại hậu kỳ Đá mới (Nishimira Masanari, 2000), trong khoảng trên dưới 3000 ngàn năm cách ngày nay. 



                                                          Rìu đá Văn hóa Đa Kai
                                                                 


                                                        Cuốc đá trong Văn hóa Đa Kai



                                                              Đàn đá

Tác giả bài viết: Phòng Trưng bày - Thuyết minh