Tìm Kiến

Tìm kiếm chọn lọc

CÔNG TÁC KIỂM KÊ, BẢO QUẢN HIỆN VẬT TẠI KHO CƠ SỞ BẢO TÀNG BÌNH THUẬN

Thứ sáu - 01/11/2019 03:36
Bảo quản mộ chum tại hố khai quật

Bảo quản mộ chum tại hố khai quật

          Bảo tàng tỉnh Bình Thuận trải qua 21 năm thành lập, 40 năm hoạt động từ buổi sơ khai ban đầu trong bối cảnh cảnh khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất, nghèo nàn lạc hậu, cán bộ chuyên môn thiếu… Đến nay, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận từng bước phát triển toàn diện, cả về tổ chức, đội ngũ cán bộ, chức năng, nhiệm vụ, số lượng hiện vật tăng, sở hữu nhiều bộ sưu tập có giá lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ.

          Hiện nay, kho hiện vật bảo tàng lưu giữ gần 60.000 hiện vật (gồm hiện vật gốc và tham khảo), có nhiều bộ sưu tập quý như: sưu tập đàn đá, tượng kút, cổ vật trục vớt trên vùng biển Bình Thuận và vùng biển Cà Mau, súng thần công… được lưu giữ ở 12 kho cơ sở, tổng diện tích gần 600m2, bố trí riêng lẻ theo từng chất liệu phục vụ tốt cho công tác kiểm kê, bảo quản.

 
 
Công tác phục dựng hiện vật sau khi khai quật tại kho 

 
          Trong các khâu công tác Bảo tàng thì công tác kiểm kê tương đối quan trọng, qua công tác này hiện vật được kiểm kê hàng tháng, quý, năm và được họp bàn, lấy ý kiến, trao đổi kinh nghiệm, khắc phục khó khăn nhằm để phục vụ cho công tác nghiên cứu và thay đổi hiện vật ở phòng trưng bày. Từ công tác kiểm kê để tiến hành lập đề cương sưu tầm bổ sung những chủng loại hiện vật còn thiếu trong kho bảo tàng theo từng chủ đề.

          Ngoài ra công tác bảo quản hiện vật là mắt xích quan trọng, cần thiết trong hoạt động bảo tàng nhằm đảm bảo tính toàn vẹn lâu dài và tính nguyên gốc của hiện vật. Tránh trường hợp bảo quản làm biến dạng, thay đổi màu sắc, tác động đến độ bền hiện vật. Công tác bảo quản phải tuân thủ từng bước ngay từ ban đầu khi tiếp nhận hiện vật từ bộ phận sưu tầm chuyển sang, đủ các thủ tục kiểm kê về số lượng, hiện trạng, nguồn gốc để tiếp nhận sự bàn giao và từ đó cho số hiện vật tạm thời để trình Hội đồng khoa học họp xem xét, đánh giá, thẩm định. Khi đã được duyệt đưa vào hiện vật gốc tiến hành đánh số phân loại, vào sổ hiện vật và được chuyển về các kho tương ứng để phục vụ công tác khám nghiệm, bảo quản, hiện vật sẽ được sắp xếp trên các kệ, giá, tủ… ánh sáng đảm bảo, nhiệt độ không quá cao, thoáng mát cho từng hiện vật riêng biệt.

          Tầm quan trọng nhất của việc kiểm kê, bảo quản là người cán bộ phải có trình độ chuyên môn, am hiểu, đồng thời phải có sự yêu nghề, có đạo đức với nghề thì lúc đó bảo quản hiện vật mới đảm bảo tốt, kéo dài tuổi thọ đối với các chất liệu hiện vật. Yêu cầu đặt ra đối với cán bộ chuyên môn phải tuân thủ từng bước bảo quản từ cách bưng bê, sắp xếp, di chuyển, lưu giữ, khám nghiệm, lập phiếu đánh giá mức độ hư hại ghi chép đầy đủ thông tin để bảo quản đúng với nguyên nhân bệnh lý. Việc bảo quản hiện vật không chỉ là cán bộ bảo quản mà ngay cả cán bộ đi sưu tầm, khai quật khi mới tiếp nhận, hay khai quật lộ thiên thì phải tính ngay đến công tác bảo quản từ ban đầu.

          Công tác bảo quản hiện vật mang tính thầm lặng nhưng có ý nghĩa rất quan trọng, bảo quản hiện vật tốt thì hiện vật bảo tàng mới trở thành tài sản quốc gia có đầy đủ thông tin và cơ sở pháp lý.

          Trải qua nhiều năm hoạt động đến nay, nhiều thế hệ cán bộ đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. Nhưng những kinh nghiệm của các thế hệ đi trước truyền dạy cho các thế hệ sau được tiếp nối và tiếp tục bổ sung, phát huy tốt trên cơ sở kết quả đã đạt được… Công tác bảo quản hiện vật ngày càng được củng cố về trình độ chuyên môn, bảo quản hiện vật trên máy tính… tạo cơ sở cho việc trưng bày, tuyên truyền, giáo dục khoa học đến quần chúng nhân dân.
Bên cạnh công tác kiểm kê, bảo quản đã làm được thì còn có một số khó khăn nhất định về kinh phí bảo quản, hệ thống các kho không đủ diện tích, phân bố nhỏ lẻ, đường đi nhỏ hẹp khó khăn trong công tác di chuyển, kho ẩm thấp vào mùa mưa, nhiệt độ tăng cao vào mùa nắng làm hiện vật nhanh chóng xuống cấp; hệ thống tủ, kệ bảo quản theo hướng hiện đại còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

          Những người làm công tác bảo tàng rất mong sớm có Nhà Bảo tàng mới đủ quy chuẩn, thuận tiện giao thông đảm bảo tốt hơn cho công tác bảo quản, lưu giữ hiện vật, an toàn tài sản quốc gia và nhằm phát huy tốt giá trị, trưng bày phục du khách đến tham quan, nghiên cứu tại Bình Thuận./.

Tác giả bài viết: Uông Trung Hoà

Nguồn tin: Bảo tàng tỉnh Bình Thuận

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông Báo - Giấy Mời - Văn Bản

Hiện Vật Tiêu Biểu

  • Tên hình ảnh 1
  • Ảnh khai thác cổ vật
  • Tên hình ảnh 1
  • Tên hình ảnh 1
  • Chèo bả trạo
  • Lễ nghinh ông
  • Bình gốm
  • Đàn đá
  • Rìu đá
  • Vươn miện của vua và hoàng hậu

Thư Viện Video Clip

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa

Đã xem: 3244
13/02/2017
Khai quật cổ vật

Khai quật cổ vật

Đã xem: 2697
13/02/2017

Liên Kết WebSite

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 448

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 443


Hôm nayHôm nay : 65899

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2693285

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 35917056

Đường Đi