Tìm Kiến

Tìm kiếm chọn lọc

CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH Ở BÌNH THUẬN

Chủ nhật - 16/06/2019 23:59
Chùa Linh Sơn Trường Thọ (Chùa Núi) huyện Hàm Thuận Nam

Chùa Linh Sơn Trường Thọ (Chùa Núi) huyện Hàm Thuận Nam

          Di tích ở Bình Thuận thể hiện sự đa dạng và đa sắc màu, mang những nét đặc trưng riêng của từng cộng đồng dân tộc và có sức lôi cuốn hấp dẫn du khách tìm kiếm khám phá. Các di tích phân bố trong không gian rộng lớn gắn với các cộng đồng tộc người, tín ngưỡng, tôn giáo nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân và đây là những thế mạnh quan trọng tạo tiền đề cho du lịch văn hóa phát triển.

          Khi đất nước đang trên đường hội nhập và phát triển về mọi mặt thì di tích ở tỉnh Bình Thuận cũng nhận được quan tâm của các cấp, đã đề ra nhiều chính sách nhằm bảo vệ và phát huy giá trị theo hướng phát triển bền vững. Hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tính ở trong tỉnh ngày được các cộng đồng dân tộc quan tâm, nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể di sản văn hóa về bảo vệ các giá trị di sản văn hóa ngày một nâng cao, thể hiện rõ nét và đạt hiệu quả tích cực; công tác xã hội hóa trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ngày một nhân rộng, lan tỏa trong các cộng đồng dân cư.

          Thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thông tin và UBND tỉnh Bình Thuận, trong những năm 1995 - 1996 Sở Văn hóa Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã triển khai việc khảo sát, kiểm kê di tích trên địa bàn toàn tỉnh; trên cơ sở đó phân loại, thẩm định giá trị và đưa vào danh mục nghiên cứu, bảo vệ hơn 300 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

          Từ năm 1990 đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chọn lọc các di tích có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử, văn hóa của địa phương để nghiên cứu thiết lập hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng 27 di tích cấp Quốc gia và UBND tỉnh xếp hạng 40 di tích cấp tỉnh.

          Các di tích quốc gia và cấp tỉnh đều được khoanh vùng bảo vệ, tránh nguy cơ bị xâm hại theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Đã tiến hành khảo sát, lập dự án thiết kế kỹ thuật và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ tu bổ, tôn tạo hầu hết các di tích cấp quốc gia và một số di tích cấp tỉnh. Qua đó, góp phần phục hồi lại diện mạo, kiểu dáng, kết cấu kiến trúc dân gian truyền thống vốn có của di tích; đồng thời, nâng cao tuổi thọ, giá trị, nét trang nghiêm và vẻ mỹ quan của hệ thống di tích trong toàn tỉnh. Các di tích này đều được bảo tồn và phát huy giá trị có hiệu quả trong việc phục vụ đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh tín ngưỡng của nhân dân địa phương và đáp ứng nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn và nghiên cứu của du khách, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

 
 

Vạn Thuỷ Tú – Phan Thiết
 
          Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về việc xây dựng bia đá Granite giới thiệu tóm tắt nội dung các di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia trên địa bàn toàn tỉnh Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nghiên cứu biên soạn nội dung tóm tắt, lập dự án thiết kế các mẫu bia, khắc nội dung bia bằng tiếng Việt và tiếng Anh trên đá graníte và khảo sát chọn địa điểm đặt bia tại các di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia.

           Với phương châm xã hội hóa trong công tác trùng tu, tôn tạo di tích; trong những năm qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hướng dẫn Ban quản lý một số di tích cấp Quốc gia tiến hành lập dự án trùng tu, tôn tạo nhiều hạng mục bằng chính nguồn vốn tự có của các di tích đó như: chùa Hang (Tuy Phong) Dinh Thầy Thím (La Gi), chùa Núi (Hàm Thuận Nam), chùa Linh Quang (Phú Quý)…

           Trong thời gian qua, một số di tích tiêu biểu được khôi phục, phát huy giá trị, giới thiệu, quảng bá phát triển hoạt động du lịch văn hóa; bước đầu góp phần thu hút đông đảo du khách đến Bình Thuận, lượng khách năm sau luôn cao hơn năm trước, tăng thu ngân sách của tỉnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển; nâng cao vai trò, trách nhiệm và ý thức của người dân trong gìn giữ bản sắc văn hóa của cộng đồng và phát triển hoạt động du lịch văn hóa.

          Trước đây, khi các di tích ở Bình Thuận chưa được xếp hạng và trùng tu, chẳng hạn như nhóm đền tháp Pô Sah Inư (Phan Thiết), chùa Cổ Thạch (Tuy Phong), Dinh Thầy Thím (La Gi), chùa Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam)... thì lượng du khách đến tham quan rất ít, thậm chí nhiều người dân địa phương và du khách cũng không hề biết chức năng, giá trị của nó là gì. Những năm gần đây, hầu hết các di tích này đều phát huy tốt giá trị của nó và có sức thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách gần xa đến tham quan, chiêm ngưỡng. Năm 2017 tháp Pô Sah Inư đón hơn 200.000 lượt khách, vạn Thuỷ Tú ở Phan Thiết đón trên 20.000 lượt khách; dinh Thầy Thím đã tiếp đón khoảng 450.000 lượt khách; cụm di tích chùa Cổ Thạch, đình làng Bình An, Lăng Ông Nam Hải xã Bình Thạnh tiếp đón khoảng gần 400.000 lượt khách…

 
Đình Bình AnTuy Phong
 
         Từ những kết quả và hoạt động nêu trên đã góp phần bảo vệ, phát huy giá trị các di tích trong tỉnh theo chiều hướng bền vững, tránh nguy cơ xâm hại và làm mất mát dần những giá trị văn hóa truyền thống vốn có ban đầu chứa đựng trong các di tích./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Chí Phú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông Báo - Giấy Mời - Văn Bản

Hiện Vật Tiêu Biểu

  • Tên hình ảnh 1
  • Ảnh khai thác cổ vật
  • Tên hình ảnh 1
  • Tên hình ảnh 1
  • Chèo bả trạo
  • Lễ nghinh ông
  • Bình gốm
  • Đàn đá
  • Rìu đá
  • Vươn miện của vua và hoàng hậu

Thư Viện Video Clip

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa

Đã xem: 3271
13/02/2017
Khai quật cổ vật

Khai quật cổ vật

Đã xem: 2715
13/02/2017

Liên Kết WebSite

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 104

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 101


Hôm nayHôm nay : 36806

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1324652

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 37595421

Đường Đi