Tìm Kiến

Tìm kiếm chọn lọc

ĐÀN ĐÁ PHÚ KHÁNH

Thứ ba - 02/04/2019 03:23
ĐÀN ĐÁ PHÚ KHÁNH

ĐÀN ĐÁ PHÚ KHÁNH

          Đàn đá là một nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam và là một trong những loại nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người. Đàn được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau.

          Năm 1949, bộ đàn đá đầu tiên được phát hiện ở Tây Nguyên, đến đầu thập niên 90 phát hiện nhiều bộ đàn đá, nổi tiếng đó là các bộ đàn đá Khánh Sơn, Bắc Ái, Tuy An, Bình Đa…

          Tại Bình Thuận, năm 2000 Sở Văn hóa – Thông tin (nay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Bảo tàng Bình Thuận phối hợp với Trung tâm khảo cổ - Viện khoa học xã Hội Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (nay Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ), nhà khảo cổ học Nhật Bản Nishimura Masarani khai quật di tích thôn 3 xã Đa Kai huyện Đức Linh phát hiện 01 bộ đàn đá 05 thanh nguyên vẹn. Vào những năm 2010 và 2012 nhân dân thôn 1 xã Đa Kai huyện Đức Linh trong lúc làm vườn, đào hố trồng cây phát hiện thêm 02 bộ đàn đá. Tất cả 03 bộ đàn đá phát hiện ở Đa Kai đều có 05 thanh, kích thước nhỏ thuộc văn hóa Đồng Nai, có niên đại khoảng 3.000 – 3.500 năm cách ngày nay. 

 

Bộ đàn đá phát hiện trong hố khai quật tại xã Đa Kai

 
           Đặc biệt vào năm 2006 phát hiện 01 bộ đàn đá 08 thanh, có kích thước lớn, thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh; Cụ thể, trong quá trình gia đình ông Nguyễn Văn Thành cư ngụ thôn Phú Khánh, xã Hàm Mỹ huyện Hàm Thuận Nam trong lúc san lấp đất nâng nền nhà trong phạm vi 300m2 đã phát hiện nhiều mộ chum cùng với đó là bộ đàn đá 08 thanh, được chôn ngay ngắn xếp chồng lên nhau, 04 thanh lớn nằm lớp dưới và 04 thanh nhỏ nằm ở lớp trên quay về hướng Bắc Nam.
 
 
Đàn đá Phú Khánh 

          Qua tìm hiểu, nghiên cứu của các nhà khoa học và cán bộ chuyên môn Bảo tàng Bình Thuận cho thấy cả 08 thanh đá có nhiều dấu vết ghè, đẽo chỉnh sửa rất tỉ mỉ, trau chuốt: Thanh dài nhất là 95cm, rộng 17cm, nặng 12,5 kg; các thanh khác có chiều dài ngắn dần đến thanh cuối cùng là 52,5cm, nặng 4,5 kg. Hai đầu các thanh đàn đá dày và hơi phình to, ở giữa eo nhỏ lại, mỏng. Chỉ cần gõ nhẹ là nghe rất rõ âm thanh từ thanh đá phát ra rất thanh thoát, vang xa, mỗi thanh có âm vang trầm, bổng khác nhau. Điều đặc biệt là bộ đàn đá Phú Khánh được ghè, đẽo công phu, đạt đến độ tinh xảo cao và đây được cho là bộ đàn đá quý hiếm phát hiện đầu tiên trong văn hóa Sa Huỳnh tại Bình Thuận, có khung niên đại nằm trong khoảng 2.500 – 3.000 năm cách ngày nay, có nhiều đặc trưng văn hóa gần với các di tích phát hiện ở Miền Đông Nam Bộ như: Bình Đa, Dốc Chùa, Mỹ Lộc, Suối Linh…

          Cả 04 bộ đàn đá trên đặc biệt quý hiếm, có giá trị lịch sử, văn hóa và đang được lưu giữ đảm bảo, bảo quản khoa học phục vụ công tác nghiên cứu, trưng bày trong Bảo tàng.

          Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc xuất xứ, thang âm đàn đá, mời độc giả xem bộ phim đàn đá Phú Khánh có tiêu đề: “Những mảnh ghép của cuộc sống” do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện./.

Tác giả bài viết: Phòng Nghiệp vụ Bảo tàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông Báo - Giấy Mời - Văn Bản

Hiện Vật Tiêu Biểu

  • Tên hình ảnh 1
  • Ảnh khai thác cổ vật
  • Tên hình ảnh 1
  • Tên hình ảnh 1
  • Chèo bả trạo
  • Lễ nghinh ông
  • Bình gốm
  • Đàn đá
  • Rìu đá
  • Vươn miện của vua và hoàng hậu

Thư Viện Video Clip

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa

Đã xem: 3278
13/02/2017
Khai quật cổ vật

Khai quật cổ vật

Đã xem: 2720
13/02/2017

Liên Kết WebSite

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 398

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 396


Hôm nayHôm nay : 106139

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1614874

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 37885643

Đường Đi