Tin Tức Nghiệp Vụ

CÔNG TÁC KIỂM KÊ HIỆN VẬT TẠI BẢO TÀNG

Phát hiện hai bức tường cổ dưới lòng đất tại Bình Thuận

Ông Nguyễn Xuân Lý - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Thuận cho biết: Liên tiếp trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã phát hiện nhiều di tích cổ, cổ vật có giá trị. Đây là những phát hiện mới, có giá trị khảo cổ, làm rõ thêm những đặc điểm về nền văn hóa cổ xưa tồn tại trên địa bàn.

Phát hiện dấu vết nền văn hóa tiền Sa Huỳnh 3.000 năm ở Bình Thuận

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Sở VHTTDL Bình Thuận vừa công bố sơ bộ kết quả khai quật Di tích khảo cổ học Động Bà Hòe tại xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) với những di vật và bằng chứng cho thấy đã tồn tại một cộng đồng cư dân cư trú trước khi nền văn hóa Sa Huỳnh lan tỏa đến vùng đất cực Nam Trung Bộ này. Đây chính là phát hiện mới so với nhiều đợt khai quật trước đó, kể từ năm 1920.

Bia đá cổ có niên đại 1304 năm, nặng 1,5 tấn ở Bình Thuận

Gần 2 năm nay, các đợt khai quật khảo cổ đã được Trung tâm khảo cổ học thuộc Viện khoa học xã hội vùng Nam bộ và Bảo tàng Bình Thuận liên tiếp làm phát lộ nhiều phế tích và hiện vật quan trọng, mang lại những hiểu biết mới về một nhóm đền tháp thuộc loại cổ nhất của nghệ thuật Chăm trong khu vực Nam trung bộ, khác với những gì lâu nay chúng ta thấy trên mặt đất.

Phát hiện các di tích, di vật văn hóa tiền Sa Huỳnh tại Bình Thuận

Sáng 10-9, tại TP Phan Thiết (Bình Thuận), Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Bình Thuận báo cáo sơ bộ kết quả khai quật Di tích khảo cổ học Động Bà Hòe ở thôn 5, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Phát hiện các di tích, di vật văn hóa tiền Sa Huỳnh tại Bình Thuận

NDĐT – Sáng 10-9, tại TP Phan Thiết (Bình Thuận), Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Bình Thuận báo cáo sơ bộ kết quả khai quật Di tích khảo cổ học Động Bà Hòe ở thôn 5, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Bảo tàng Bình Thuận: Bảo tồn, lưu giữ các hiện vật quý

BT - Đang lưu giữ gần 57.000 hiện vật, cổ vật quý hiếm, Bảo tàng Bình Thuận trở thành kho tàng giá trị lịch sử, văn hóa từ ngàn đời của cư dân các dân tộc tại dải đất cực Nam Trung bộ. Đây là số lượng hiện vật rất lớn mà đơn vị đang trực tiếp bảo quản, với nhiều loại chất liệu khác nhau như đá, mộc, phim ảnh, giấy, vải, nhựa, thủy tinh, da, xương, gốm, kim loại… được sưu tầm trong nhân dân qua các cuộc khảo cổ trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, các lần phát hiện tàu đắm và tổ chức trục vớt trên vùng biển của tỉnh cũng đem lại nguồn cổ vật phong phú về chất liệu. Hơn 30 năm công tác, từ khi còn là Phòng Nghiệp vụ bảo tàng trực thuộc Ty Văn hóa thông tin Thuận Hải (cũ), ông Đặng Văn Thông cùng cán bộ, nhân viên trong ngành đã xuôi ngược đến từng xã, thôn xóm trong tỉnh để thu thập hiện vật. “Những năm 80, đạp xe từ Phan Thiết lên Đa Kai (Đức Linh) mà không biết mệt, ròng rã 1 ngày mới đến nơi mà người dân điện báo. Các hiện vật lúc đó nằm trong một rừng cà phê với nhiều loại rìu, công cụ, nhạc cụ bằng đá, rất thô sơ nhưng vô cùng giá trị với niên đại 3.000 năm”.

Một người hiến tặng 236 cổ vật cho Bảo tàng Bình Thuận

(TNO) Ngày 18.12, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức tiếp nhận 236 cổ vật do nhà sưu tầm cổ vật Nguyễn Ngọc Ẩn (ngụ khu phố 5, phường Mũi Né, TP.Phan Thiết, Bình Thuận) hiến tặng.