Tìm Kiến

Tìm kiếm chọn lọc

Phát hiện các di tích, di vật văn hóa tiền Sa Huỳnh tại Bình Thuận

Thứ sáu - 10/02/2017 23:42
NDĐT – Sáng 10-9, tại TP Phan Thiết (Bình Thuận), Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Bình Thuận báo cáo sơ bộ kết quả khai quật Di tích khảo cổ học Động Bà Hòe ở thôn 5, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Phát hiện các di tích, di vật văn hóa tiền Sa Huỳnh tại Bình Thuận

Phát hiện các di tích, di vật văn hóa tiền Sa Huỳnh tại Bình Thuận

Di tích Động Bà Hòe được phát hiện từ những năm 1920, khi người Pháp thi công Quốc lộ 1. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, các nhà khảo cổ đã tiến hành nhiều đợt khai quật và đã tìm ra dấu vết cư trú, mộ táng và một số di vật tiêu biểu của Di tích. Động Bà Hòe đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia từ năm 2000.

Ngày 25-5-2016, Bộ VHTTDL ra quyết định cho phép Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Sở VHTTDL tỉnh Bình Thuận tiến hành khai quật Di tích Động Bà Hòe.

Sau gần hai tháng khai quật, các nhà khảo cổ đã mở 5 hố khai quật với tổng diện tích 324 m2. Các di tích xuất lộ trong hố khai quật gồm có mộ táng và một số cụm đá. Trong đó mộ táng có 43 mộ gồm hai loại hình mộ nồi và mộ đất được chôn trong tầng văn hóa có độ sâu trung bình 60-70 cm; mộ đất có 27 mộ được xác định dựa trên các cụm gốm hoặc đồ đá đặt cạnh nhau trên cùng một bình độ. Mộ nồi được xác định với những với những nồi táng kích thước khá lớn, có hoặc không có nắp đậy. Đồ tùy táng chôn theo chủ yếu là đồ đá và đồ gốm bao gồm các công cụ sản xuất như: rìu, cuốc, dọi se chỉ hay các loại đồ dùng sinh hoạt như nồi, bình bát bồng, cốc. Có ba cụm đá được phát hiện là những hạch đá nằm tập trung và một cụm đá là tập hợp của nhiều mảnh tước.

Cùng với các mộ táng và hiện vật, trong tầng văn hóa của những di tích, các nhà khảo cổ còn thu được một khối lượng khá lớn di vật của người xưa chủ yếu là đồ đá và đồ gốm với các loại hình: công cụ ghè đẽo, bàn mài, hòn ghè, hạch đá, mảnh tước, phác vật… là những tín hiệu cho thấy đây có thể là một công xưởng chế tác đá của người xưa. Đồ gốm chủ yếu là các mảnh vỡ của đồ nấu, đồ đựng dung trong sinh hoạt như nồi, bình, bát bồng…

Ông Trương Đắc Chiến, cán bộ nghiên cứu khảo cổ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, người tham gia khai quật di tích Động Bà Hòe cho biết, qua kết quả khai quật lần này, chúng tôi thấy yếu tố Đá mới ở đây khá đậm nét. Theo đó, lớp cư trú và lớp mộ sớm có thể thuộc Hậu kì Đá mới, nằm trong khung 3.500 – 3.000 năm trước, còn lớp mộ muộn có thể thuộc thời đại Kim khí, niên đại khoảng trên dưới 2.500 năm trước.

Qua tổng thể di tích và di vật khai quật được, có thể thấy Động Bà Hòe là một nơi cư trú của người xưa. Không chỉ là nơi cư trú đơn thuần mà ở đây còn diễn ra các hoạt động chế tác đá rất rõ. Có thể đây là một di tích có tính chất khá đa dạng: cư trú – sản xuất – mộ địa.

Về các mối quan hệ văn hóa, các nhà khảo cổ cho rằng di tích Động Bà Hòe có một số nét gần gũi với các di tích ở Đông Nam Bộ, như Dốc Chùa, Đa Kai hay An Sơn, Lộc Giang. Những yếu tố của văn hóa Xóm Cồn ở miền trung cũng hiện diện trong di tích này. Các đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh không thấy xuất hiện. Như vậy, có thể trước khi văn hóa Sa Huỳnh lan tỏa đến cực nam Trung Bộ, ở đây đã tồn tại một cộng đồng cư dân cổ với một tầng văn hóa khá ổn định và gần gũi với không gian văn hóa Đông Nam Bộ hơn. Sau này, dù có chịu ảnh hưởng bởi sự lan tỏa của văn hóa Sa Huỳnh, thì các nhóm cư dân ở đây vẫn phát triển theo sắc thái riêng.

Ông Nguyễn Văn Đoàn, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho rằng, qua đợt nghiên cứu này đã mang lại kết quả rất có ý nghĩa, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ tiếp tục phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Bình Thuận chỉnh lý toàn bộ dữ liệu những hiện vật này để thông qua đó chúng ta có thể hình dung được diện mạo nào đó về đời sống cư dân xưa cách đây hơn 3.000 năm cho đến 2.000 năm trước. Trên cơ sở đó, từng bước xây dựng hoàn thiện hồ sơ khoa học, phát huy các giá trị tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng như Bảo tàng Bình Thuận trong việc quảng bá và tôn vinh các giá trị văn hóa của người xưa trên mảnh đất này.

Các di tích xuất lộ trong các hố khai quật gồm có mộ táng và một số cụm đá được bảo quản.

Khu vực khai quật có diện tích 324 m2 ngay sát khu vực dân cư đang sinh sống, nên việc quản lý và bảo vệ di tích cần được quan tâm đặc biệt.

Một số di vật được tìm thấy tại Di tích Động Bà Hòe.

Tác giả bài viết: ĐÌNH CHÂU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông Báo - Giấy Mời - Văn Bản

Hiện Vật Tiêu Biểu

  • Tên hình ảnh 1
  • Ảnh khai thác cổ vật
  • Tên hình ảnh 1
  • Tên hình ảnh 1
  • Chèo bả trạo
  • Lễ nghinh ông
  • Bình gốm
  • Đàn đá
  • Rìu đá
  • Vươn miện của vua và hoàng hậu

Thư Viện Video Clip

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa

Đã xem: 3243
13/02/2017
Khai quật cổ vật

Khai quật cổ vật

Đã xem: 2696
13/02/2017

Liên Kết WebSite

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 413

Máy chủ tìm kiếm : 26

Khách viếng thăm : 387


Hôm nayHôm nay : 297

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2627683

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 35851454

Đường Đi