Tìm Kiến

Tìm kiếm chọn lọc

CÔNG TÁC SƯU TẦM, VẬN ĐỘNG TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HIẾN TẶNG HIỆN VẬT CHO BẢO TÀNG BÌNH THUẬN

Thứ hai - 20/05/2019 03:05
Cán bộ Bảo tàng tiếp nhận hiện vật hiến tặng từ Sư cả thường Xuân Hữu

Cán bộ Bảo tàng tiếp nhận hiện vật hiến tặng từ Sư cả thường Xuân Hữu

          Thực hiện kế hoạch công tác năm 2019 của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Thuận, trong 6 tháng đầu năm Bảo tàng Bình Thuận đã sưu tầm được gần 100 hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa.

          Để có được số lượng hiện vật nói trên, ngoài việc cán bộ bảo tàng phải thường xuyên đi đến các địa phương khảo sát trên thực địa, sưu tầm và đồng thời đến từng nhà vận động người dân, các nhà sưu tập tư nhân trên địa bàn toàn tỉnh đóng góp, hiến tặng hiện vật cho bảo tàng phục vụ nghiên cứu, trưng bày phát huy giá trị.
Cụ thể trong chuyến công tác ngày 07/5/2019, cán bộ chuyên môn Bảo tàng Bình Thuận tiếp cận, trò chuyện với Sư cả Thường Xuân Hữu, Chủ tịch Hội đồng chức sắc Bà la môn giáo tỉnh Bình Thuận cư ngụ thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong.

          Sau khi nghe cán bộ chuyên môn bảo tàng tuyên truyền, vận động, phân tích ý nghĩa trong việc lưu giữ, bảo quản những hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa hiện ông đang lưu giữ nhằm đóng góp trong công tác xã hội hóa, góp phần xây dựng bảo tàng hiện nay. Đồng hành cùng chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa, hoạt động bảo tàng, với mong muốn gìn giữ, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, ông Sư cả Thường Xuân Hữu đã hiến tặng 01 cuốn kinh viết trên lá buông có giá trị lịch sử, văn hóa cho Bảo tàng Bình Thuận.

          Cuốn kinh viết trên lá buông có niên đại khoảng thế kỷ XVII, nguồn gốc của ông anh vợ là một sư cả để lại, theo Sư cả Thường Xuân Hữu trong cuốn kinh của tôn giáo gồm có 8 bộ, trong đó có 4 bộ lớn, 4 bộ nhỏ. Cuốn kinh này thuộc 1 trong 4 bộ nhỏ, sử dụng chữ Chăm hiện đại - chữ Akhan thrah và một số chữ cổ, nguyên liệu dùng để viết chữ được lấy từ lá buông – một loại cây trước đây mọc phổ biến địa bàn Hàm Tân, Tánh Linh, khi viết người ta dùng đầu bút bằng sắt sắc nhọn như mũi kim, công phu khắc từng chữ, mực được lấy từ lá cây chế biến thành.

          Nội dung cuốn kinh được sử dụng trong lễ phong chức thầy Xế lên Sử cả. Theo ông từ khi nhập đạo, muốn phong chức thầy Xế phải mất thời gian 3-5 năm, tấu chức Sư cả phải mất 10 năm. Cuốn kinh có kích thước Dài: 29cm, Rộng: 4,5cm, Cao: 4,7cm. Nặng 300 gram. Đặc điểm hiện vật: tổng cộng có 69 lá buông trong đó: 53 lá có văn tự viết 2 mặt, 16 lá cuối cùng không có văn tự. Ngoài ra, để bảo vệ kinh lá buông, người ta dùng hai mảnh gỗ cùng chiều dài, rộng với lá buông với độ dày 0,8 và 1,1cm để ghép vào hai mặt ngoài cùng. Kinh lá buông được đục 3 lỗ cách nhau trung bình từ 11 – 13cm thành hàng dọc với mục đích cố định bằng 1 chốt gỗ, đồng thời được quấn thêm sợi dây dù để giữ cho cuốn kính chắc chắn không bị bung rời.




Cuốn kinh viết trên lá buông

          Hiện nay kinh lá buông ngày càng hiếm trong cộng đồng người Chăm ở Bình Thuận, cách bảo quản thủ công, thô sơ dễ bị hư hỏng, mai một dần. Kỹ thuật khai thác và viết trên lá buông truyền thống không còn sử dụng nữa và chưa được phục hồi, bảo tồn ở Bình Thuận. Đây là vấn đề trăn trở hiện nay.

          Phải nói rằng trong những năm qua, nhờ sự đóng góp, hiến tặng của một số người dân tiêu biểu như: ông Thường Xuân Hữu (năm 2019) và các nhà sưu tập tư nhân như ông Nguyễn Văn May cư ngụ phường Phú Thủy hiến tặng 01 hiện vật (năm 2014), Nguyễn Ngọc Ẩn cư ngụ phường Mũi Né hiến tặng 236 hiện vật (năm 2014), Nguyễn Văn Lành cư ngụ phường Đức Thắng hiến tặng 04 hiện vật (2016), Phan Văn Tuấn thôn 3 xã Đa Kai …  đã góp phần giúp Bảo tàng Bình Thuận ngày càng có số lượng hiện vật phong phú, đa dạng để phục vụ công tác trưng bày giáo dục truyền thống, thu hút khách tham quan. Quá đó, Bảo tàng Bình Thuận kêu gọi các tổ chức cá nhân tiếp tục đóng góp, hiến tặng hiện vật trong việc xây dựng đa dạng các sưu tập hiện vật tại bảo tàng địa phương./.       
 

Tác giả bài viết: Uông Trung Hoà - Hoàng Văn Đàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông Báo - Giấy Mời - Văn Bản

Hiện Vật Tiêu Biểu

  • Tên hình ảnh 1
  • Ảnh khai thác cổ vật
  • Tên hình ảnh 1
  • Tên hình ảnh 1
  • Chèo bả trạo
  • Lễ nghinh ông
  • Bình gốm
  • Đàn đá
  • Rìu đá
  • Vươn miện của vua và hoàng hậu

Thư Viện Video Clip

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa

Đã xem: 3244
13/02/2017
Khai quật cổ vật

Khai quật cổ vật

Đã xem: 2697
13/02/2017

Liên Kết WebSite

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 459

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 456


Hôm nayHôm nay : 75465

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2702851

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 35926622

Đường Đi