Tìm Kiến

Tìm kiếm chọn lọc

Giới thiệu bộ sưu tập độc bản trục vớt trong con tàu cổ đắm Cà Mau năm 1998 (CMI)

Thứ hai - 19/07/2021 09:02
Bảo tàng tỉnh Bình Thuận hiện đang lưu giữ, trưng bày, giới thiệu các sưu tập hiện vật trục vớt từ tàu cổ Bình Thuận, Cà Mau gồm nhiều chủng loại khác nhau, có nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học, thẩm mỹ phục vụ du khách đến tham quan, nghiên cứu tại Bảo tàng tỉnh.
Giới thiệu đôi nét về quá trình phát hiện, khai quật và nghiên cứu về tàu cổ Cà Mau:
          Quá trình phát hiện tàu cổ Cà Mau: Vào khoảng tháng 4 năm 1998, một số ngư dân huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận đã phát hiện và khai thác, trục vớt trái phép cổ vật trong con tàu đắm ở vùng biển Cà Mau, số cổ vật trục vớt được đã bị thu giữ.
          Ngày 22/6/1998, Bộ Văn hóa và Thông tin ra Quyết định cho phép Bảo tàng lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thông tin Càu Mau và XNLH Trục vớt cứu hộ (VISAL) khảo sát và khai quật tàu cổ tại vùng biển Cà Mau.
          Tiến hành khai quật 02 đợt:  Đợt 1 từ tháng 8/1998-01/1999; đợt 2 từ 4/1999-10/1999. Qua 02 đợt khai quật đã làm rõ hiện trạng con tàu gỗ, dài khoảng 24m, rộng gần 8m, nằm ở độ sâu 36m.
          Kết quả khai quật: phát hiện các loại đồ dùng chất liệu gốm sứ, thỏi kim loại gồm 61.405 hiện vật (không kể vỡ mảnh) và nhiều hiện vật khác… cụ thể như: đĩa sứ hoa lam, chén lam miệng loe, ấm sứ hoa lam, chóe sứ hoa lam, lư hương, Ang sứ hoa lam, hũ, bình, lọ, âu, hộp, ổng nhổ, bát, tượng, ống, tách, khay, lọ, trâm cài tóc, xác con tàu gỗ phát hiện có vết tích cháy. Số hiện vật trục vớt đã được ngâm xả mặn, xử lý, bảo quản theo quy trình một cách khoa học.
          Về nguồn gốc: Qua dấu tích còn lại của con tàu và cấu trúc ván ngăn gỗ các khoang tàu, xác định đồ gốm sứ trong con tàu sản xuất ở khu vực lò Cảnh Đức Trấn, lò Đức Hóa, Lò Quảng Châu Tây, Tiên Sơn Thạch Loan và một số lò gốm lân cận, đa phần là đồ gốm sứ hoa lam, trang trí nhiều đề tài, hoa lá hết sức phong phú như: vẽ mai, sen, cúc, trúc tượng trưng cho bốn mùa; đề tài nhân vật: người cưỡi trâu, múa trống, người trèo tường, đạp tuyết trầm mai; đề tài con vật: vẽ chim trĩ, con bướm; đề tài dân gian: vẽ quạt lò đun nước, cất vó, quăng chài, kéo lưới, chọi gà, bơi thuyền, ngư ông đắc lợi; đề tài vẽ phong cảnh sơn, thủy… theo điển tích Trung Quốc - Hà Lan. Qua nghiên cứu kết quả khai quật cho thấy là con tàu chở hàng xuất phát từ Trung Quốc, tính chất hàng hóa có liên quan đặt hàng ký kiểu của người Hà Lan, có khả năng tàu cổ Cà Mau là tàu buôn của Trung Quốc đang trên đường chở hàng tới Java (Indonesia) cung cấp hàng cho Châu Âu tương tự tàu Hòn Cau.
          Nguyên nhân tàu đắm: Tàu cổ Cà Mau là con tàu chở hàng gốm sứ xuất khẩu của Trung Quốc đang trên lộ trình từ Quảng Châu đi Hà Lan, theo tuyến đường Tây Dương Châm Lộ, qua vùng biển Việt Nam vào thời điểm (1723-1735) bị hỏa họa.
          Giá trị khoa học, lịch sử: Việc khai quật tàu cổ Cà Mau phát hiện khối lượng lớn hàng hóa đồ gốm sứ chủng loại phong phú, sản xuất dưới đời Ung Chính nhà Thanh (1723-1735) ghi rõ 4 chữ dưới đáy chén, đĩa “Ung Chính niên chế”, “Đại Thanh Ung Chính niên chế” và cùng với các con tàu khác trên vùng biển Việt Nam như Cù Lào Chàm, tàu cổ Hòn Cau, tàu cổ Kiên Giang, tàu cổ Bình Thuận… góp phần khẳng định thời kỳ buôn bán giữa Trung Quốc trong khu vực “Gốm sứ trên các con tàu đắm cổ phát hiện trong vùng biển Việt Nam đã chứng tỏ sự hoạt động nhộn nhịp của “con đường tơ lụa” trên Biển Đông. Đó là bằng chứng sống động về con đường giao thương quốc tế đã từng tồn tại và phát triển qua nhiều thời kỳ từ thế kỷ XIV-XVIII” (T.S.Nguyễn Đình Chiến - “Gốm sứ trong năm con tàu cổ ở vùng biển Việt Nam”). Theo các tài liệu công bố về gốm Sứ Trung Quốc thời Thanh thường chỉ tập trung sản xuất một số loại hình, một số dòng men được sản xuất ở các lò chỉ phục vụ trong cung đình bằng màu lam cobalt, chiếm số lượng ít, gốm mỏng thể hiện xương trong thấu quang, có độ nung cao xương gốm cứng, hoa văn trang trí tinh xảo, sắc nét.
          Kết quả khai quật đã góp phần nhận thức giá trị về đồ gốm Trung Quốc dưới đời Ung Chính, về mối quan hệ giao thương quốc tế trên biển Việt Nam trong các thế kỷ trước đây, học hỏi kinh nghiệm cho sự tiến bộ của ngành khảo cổ học dưới nước; sưu tập hiện vật thu được trong con tàu cổ Cà Mau được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận, Bảo tàng tỉnh Cà Mau, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia giới thiệu rộng rãi đến du khách về đồ gốm sứ Trung Quốc cũng như mối quan hệ giao lưu văn hóa.
Một số hình ảnh xử lý và phân loại hiện vật tàu cổ Cà Mau:Giới thiệu đôi nét về quá trình phát hiện, khai quật và nghiên cứu về tàu cổ Cà Mau:
          Quá trình phát hiện tàu cổ Cà Mau: Vào khoảng tháng 4 năm 1998, một số ngư dân huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận đã phát hiện và khai thác, trục vớt trái phép cổ vật trong con tàu đắm ở vùng biển Cà Mau, số cổ vật trục vớt được đã bị thu giữ.
          Ngày 22/6/1998, Bộ Văn hóa và Thông tin ra Quyết định cho phép Bảo tàng lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thông tin Càu Mau và XNLH Trục vớt cứu hộ (VISAL) khảo sát và khai quật tàu cổ tại vùng biển Cà Mau.
          Tiến hành khai quật 02 đợt:  Đợt 1 từ tháng 8/1998-01/1999; đợt 2 từ 4/1999-10/1999. Qua 02 đợt khai quật đã làm rõ hiện trạng con tàu gỗ, dài khoảng 24m, rộng gần 8m, nằm ở độ sâu 36m.
          Kết quả khai quật: phát hiện các loại đồ dùng chất liệu gốm sứ, thỏi kim loại gồm 61.405 hiện vật (không kể vỡ mảnh) và nhiều hiện vật khác… cụ thể như: đĩa sứ hoa lam, chén lam miệng loe, ấm sứ hoa lam, chóe sứ hoa lam, lư hương, Ang sứ hoa lam, hũ, bình, lọ, âu, hộp, ổng nhổ, bát, tượng, ống, tách, khay, lọ, trâm cài tóc, xác con tàu gỗ phát hiện có vết tích cháy. Số hiện vật trục vớt đã được ngâm xả mặn, xử lý, bảo quản theo quy trình một cách khoa học.
          Về nguồn gốc: Qua dấu tích còn lại của con tàu và cấu trúc ván ngăn gỗ các khoang tàu, xác định đồ gốm sứ trong con tàu sản xuất ở khu vực lò Cảnh Đức Trấn, lò Đức Hóa, Lò Quảng Châu Tây, Tiên Sơn Thạch Loan và một số lò gốm lân cận, đa phần là đồ gốm sứ hoa lam, trang trí nhiều đề tài, hoa lá hết sức phong phú như: vẽ mai, sen, cúc, trúc tượng trưng cho bốn mùa; đề tài nhân vật: người cưỡi trâu, múa trống, người trèo tường, đạp tuyết trầm mai; đề tài con vật: vẽ chim trĩ, con bướm; đề tài dân gian: vẽ quạt lò đun nước, cất vó, quăng chài, kéo lưới, chọi gà, bơi thuyền, ngư ông đắc lợi; đề tài vẽ phong cảnh sơn, thủy… theo điển tích Trung Quốc - Hà Lan. Qua nghiên cứu kết quả khai quật cho thấy là con tàu chở hàng xuất phát từ Trung Quốc, tính chất hàng hóa có liên quan đặt hàng ký kiểu của người Hà Lan, có khả năng tàu cổ Cà Mau là tàu buôn của Trung Quốc đang trên đường chở hàng tới Java (Indonesia) cung cấp hàng cho Châu Âu tương tự tàu Hòn Cau.
          Nguyên nhân tàu đắm: Tàu cổ Cà Mau là con tàu chở hàng gốm sứ xuất khẩu của Trung Quốc đang trên lộ trình từ Quảng Châu đi Hà Lan, theo tuyến đường Tây Dương Châm Lộ, qua vùng biển Việt Nam vào thời điểm (1723-1735) bị hỏa họa.
          Giá trị khoa học, lịch sử: Việc khai quật tàu cổ Cà Mau phát hiện khối lượng lớn hàng hóa đồ gốm sứ chủng loại phong phú, sản xuất dưới đời Ung Chính nhà Thanh (1723-1735) ghi rõ 4 chữ dưới đáy chén, đĩa “Ung Chính niên chế”, “Đại Thanh Ung Chính niên chế” và cùng với các con tàu khác trên vùng biển Việt Nam như Cù Lào Chàm, tàu cổ Hòn Cau, tàu cổ Kiên Giang, tàu cổ Bình Thuận… góp phần khẳng định thời kỳ buôn bán giữa Trung Quốc trong khu vực “Gốm sứ trên các con tàu đắm cổ phát hiện trong vùng biển Việt Nam đã chứng tỏ sự hoạt động nhộn nhịp của “con đường tơ lụa” trên Biển Đông. Đó là bằng chứng sống động về con đường giao thương quốc tế đã từng tồn tại và phát triển qua nhiều thời kỳ từ thế kỷ XIV-XVIII” (T.S.Nguyễn Đình Chiến - “Gốm sứ trong năm con tàu cổ ở vùng biển Việt Nam”). Theo các tài liệu công bố về gốm Sứ Trung Quốc thời Thanh thường chỉ tập trung sản xuất một số loại hình, một số dòng men được sản xuất ở các lò chỉ phục vụ trong cung đình bằng màu lam cobalt, chiếm số lượng ít, gốm mỏng thể hiện xương trong thấu quang, có độ nung cao xương gốm cứng, hoa văn trang trí tinh xảo, sắc nét.
          Kết quả khai quật đã góp phần nhận thức giá trị về đồ gốm Trung Quốc dưới đời Ung Chính, về mối quan hệ giao thương quốc tế trên biển Việt Nam trong các thế kỷ trước đây, học hỏi kinh nghiệm cho sự tiến bộ của ngành khảo cổ học dưới nước; sưu tập hiện vật thu được trong con tàu cổ Cà Mau được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận, Bảo tàng tỉnh Cà Mau, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia giới thiệu rộng rãi đến du khách về đồ gốm sứ Trung Quốc cũng như mối quan hệ giao lưu văn hóa.
Một số hình ảnh xử lý và phân loại hiện vật tàu cổ Cà Mau:




Đoàn công tác Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đang giám định hiện vật



         Đĩa sứ hoa lam, lòng vẽ chim công và hoa lá



 Đĩa hoa lam, lòng vẽ hai thiếu nữ, lancan và dây lá



Đĩa sứ hoa lam, lòng vẽ thành lũy



Hũ sứ men lam, vẽ hoa dây lá



Kendy sứ men lam, trang trí 2 chim phượng và hoa lá





Chén đĩa men lam, lòng vẽ hai thiếu nữ và người trèo tường



Đĩa men lam, lòng vẽ người và phong cảnh sơn thủy



Chén men lam, lòng vẽ sơn thủy,  thành ngoài trang trí bướm và dây lá


Hũ sứ men lam, xung quanh thân trang trí hoa dây





Đĩa men lam, lòng vẽ hoa dây lá, ngoài phủ men nâu


 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thanh Hằng - Phòng Nghiệp vụ Bảo tàng

Nguồn tin: Bảo tàng tỉnh Bình Thuận

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông Báo - Giấy Mời - Văn Bản

Hiện Vật Tiêu Biểu

  • Tên hình ảnh 1
  • Ảnh khai thác cổ vật
  • Tên hình ảnh 1
  • Tên hình ảnh 1
  • Chèo bả trạo
  • Lễ nghinh ông
  • Bình gốm
  • Đàn đá
  • Rìu đá
  • Vươn miện của vua và hoàng hậu

Thư Viện Video Clip

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa

Đã xem: 3243
13/02/2017
Khai quật cổ vật

Khai quật cổ vật

Đã xem: 2696
13/02/2017

Liên Kết WebSite

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 401

Máy chủ tìm kiếm : 16

Khách viếng thăm : 385


Hôm nayHôm nay : 69453

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2620261

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 35844032

Đường Đi