Tìm Kiến

Tìm kiếm chọn lọc

Lễ hội tế xuân ở đình làng Đức Thắng

Thứ ba - 30/03/2021 04:54
Lễ hội đình làng - nét đặc trưng riêng về văn hóa làng xã của người Việt trong mỗi làng quê Việt Nam. Theo tư liệu Hán - Nôm lưu lại thì đình làng Đức Thắng, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết được khởi tạo từ năm Tân Sửu (1841) đời vua Thiệu Trị năm thứ 1 để thờ Thành hoàng làng, các bậc Tiền, Hậu hiền và cầu mong thần linh mang đến những điều tốt lành cho dân làng.
Đình làng Đức Thắng nhìn từ phía trước

Đình làng Đức Thắng nhìn từ phía trước

      Đình làng Đức Thắng tọa lạc ở góc giao nhau giữa đường Ngô Sĩ Liên và Triệu Quang Phục thuộc phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; cách chợ Phan Thiết khoảng 50m về hướng Đông Nam. Đình được xem là một công trình kiến trúc nghệ thuật dân gian tiêu biểu, quy mô và bề thế nhất ở Bình Thuận vào giữa thế kỷ XVIII. Đây là nơi còn lưu giữ nhiều hiện vật, di vật và những tư liệu Hán - Nôm cổ đa dạng, phong phú gắn với quá trình khai hoang, lập làng, dựng đình và chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, phong tục dân gian đặc sắc gắn liền với đời sống tâm linh của người dân địa phương trong gần 200 năm qua.

      Mỗi độ Xuân về, từ tháng giêng đến tháng hai Âm lịch hàng năm các đình làng tổ chức lễ tế Xuân (còn gọi là lễ Kỳ yên). Sách Gia Định thành thông chí (Quyển IV) của Trịnh Hoài Đức có viết:“ mỗi làng dựng một ngôi đình, ngày cúng tế phải chọn cho được ngày tốt, đến buổi chiều ngày ấy lớn nhỏ đều nhóm tại đình, họ ở lại suốt đêm ấy, gọi là túc yết. Sáng ngày mai học trò lễ mặc áo, mão, gióng trống khua chiêng làm lễ chánh tế… Ngày giờ cúng tế tùy theo tục từng làng không đều nhau hoặc lấy tháng giêng cầu phúc gọi là tế Xuân; hoặc lấy tháng 8,9 báo ơn thần là tế Thu… Việc tế đều có chủ ý chung gọi là Kỳ yên”. Còn theo Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục có chép: “Tế kỳ phúc - Mỗi năm trong tứ thời hoặc hai kỳ Xuân, Thu có một tuần đại tế gọi là tế kỳ phúc, nghĩa là cầu cho dân được bình an”. Vì thế mà các lễ tế ở đình làng nói chung và đình làng Đức Thắng nói riêng đều luôn chiếu theo lệ xưa thực hiện và thường thì các đình làng tổ chức lễ tế Xuân có quy mô lớn hơn lễ tế Thu.

      Theo thông lệ, lễ tế Xuân tại đình Đức Thắng diễn ra trong 3 ngày (từ 14 - 16 tháng 2 Âm lịch) với nhiều nghi lễ như: Túc yết, Thỉnh sắc, Chánh tế và lễ tế Tiền hiền. Trong đó, lễ Thỉnh sắc thu hút đông đảo người dân đến tham dự; vì họ quan niệm sắc phong chính là vật bảo trợ mang ý nghĩa tâm linh cho dân làng được  may mắn, bình an. Lễ vật dâng cúng thần Thành hoàng tùy thuộc vào điều kiện tài chính của đình cũng như sự đóng góp của người dân địa phương, nhưng trên bàn lễ ít nhất phải có 1 con heo quay để tế Thần. Trước đây, vào dịp lễ hội đều tổ chức hát Bội phục vụ người dân; những năm gần đây nay do nhiều nguyên nhân tác động nên việc hát Bội tại đình 5 năm mới được diễn ra 1 lần.


             Lễ tế Thần ở đình làng Đức Thắng

 
      Lễ hội tế Xuân tại đình làng Đức Thắng là dịp để cầu mong Thành hoàng Bổn cảnh, Tiền hiền, Hậu hiền phù hộ, độ trì cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an và hạnh phúc. Đây cũng là dịp để người dân địa phương gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong việc làm ăn và cuộc sống./.
 

Tác giả bài viết: Phòng Nghiệp vụ Bảo tồn

Nguồn tin: Bảo tàng tỉnh Bình Thuận

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông Báo - Giấy Mời - Văn Bản

Hiện Vật Tiêu Biểu

  • Tên hình ảnh 1
  • Ảnh khai thác cổ vật
  • Tên hình ảnh 1
  • Tên hình ảnh 1
  • Chèo bả trạo
  • Lễ nghinh ông
  • Bình gốm
  • Đàn đá
  • Rìu đá
  • Vươn miện của vua và hoàng hậu

Thư Viện Video Clip

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa

Đã xem: 3271
13/02/2017
Khai quật cổ vật

Khai quật cổ vật

Đã xem: 2715
13/02/2017

Liên Kết WebSite

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 121

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 119


Hôm nayHôm nay : 38280

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1307495

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 37578264

Đường Đi