Tìm Kiến

Tìm kiếm chọn lọc

PHÁT HIỆN CÁ ÔNG LUỴ NẶNG KHOẢNG 8 TẤN Ở NGOÀI KHƠI VÀ ĐƯA VỀ VẠN BÌNH AN PHƯỜNG MŨI NÉ ĐỂ AN TÁNG

Thứ hai - 15/05/2017 21:57
Vạn Bình An - Mũi Né - Phan Thiết

Vạn Bình An - Mũi Né - Phan Thiết

           Nói đến văn hóa biển ở Bình Thuận, không thể không nhắc đến tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (cá voi) của ngư dân. Nửa cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, do hoàn cảnh lịch sử nên nhiều bộ phận cư dân các tỉnh miền Trung đến Bình Thuận khai khẩn, tạo lập cuộc sống mới. Khi các làng chài ven biển đã định hình, theo phong tục ngư dân bắt đầu xây dựng các lăng (vạn - dinh) để thờ cúng cá Ông và thực hiện các nghi lễ phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần của cộng đồng. Gắn với tín ngưỡng thờ cá Ông là hệ thống các giá trị văn hóa gồm: kiến trúc lăng vạn - nơi thờ cúng cá Ông, khu nghĩa địa chôn cất xác cá Ông, công quán; các lễ nghi, lễ hội như lễ nghi an táng và chôn cất xác cá Ông, lễ thượng Ngọc cốt cá Ông, lễ kỵ cá Ông, lễ hội cầu ngư (cầu ngư chính mùa, giữa mùa và cuối mùa) và nghệ thuật diễn xướng hát (chèo) Bả trạo, hát Bội.

           Được tạo dựng vào nửa cuối thế kỷ XIX, vạn Bình An hiện nay gồm có các hạng mục kiến trúc như: Cổng chính, Võ ca, Chính điện và gian thờ Tiền vãng. Ở Chính điện đặt 3 khám thờ: ở giữa là khám thờ Thần Nam Hải, hai bên là khám thờ Đông Hiến, Tây Hiến (5 vị Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Phía trước khám thờ Thần Nam Hải đặt một hương án thờ Lục Nương Nương Thần Nữ Thủy Long Cung Bích Điện - Lệnh Bà Chúa Hạ.

          Theo ông Nguyễn Ngọc Ẩn (phường Mũi Né), ngày 14/5/2017 (nhằm ngày 19 tháng 4 âm lịch) anh Lê Văn Phụng - một ngư dân làng chài vạn Bình An làm tài công tàu cá BTh 99530 – TS trên đường từ bờ ra khơi đánh bắt cá khoảng 17 hải lý đã phát hiện cá Ông luỵ và thông báo cho Ban quản lý vạn Bình An. Vạn đã yêu cầu thuyền đánh cá của anh Phụng đưa cá Ông về vạn Bình An để an táng theo phong tục. Cá Ông dài khoảng 12m, nặng khoảng 8 tấn và thân mình cao hơn 2,5m.

 
Xác cá Ông luỵ được đưa vào bờ biển làng chài vạn Bình An
                                                         
                                                              Xác cá Ông luỵ được đưa vào bờ biển làng chài vạn Bình An

          Theo tín ngưỡng thờ cá Ông, ngư dân luôn kiêng cữ không dùng từ “chết” đối với cá Ông mà họ thường gọi là “Ông lụy”. Vạn Bình An xưa nay có quy định là bất cứ ghe thuyền nào đang lao động ở biển khơi khi phát hiện cá Ông lụy, dù ở xa hay gần bờ đều phải bỏ dở chuyến làm ăn để đưa xác Ông vào bờ an táng, hoặc nếu cá Ông quá lớn thì liên hệ với bạn thuyền trong làng chài hay liên hệ với Ban quản lý lăng vạn để hổ trợ đưa xác cá Ông vào bờ và thực hiện các nghi thức chôn cất tại lăng vạn. Trường hợp phát hiện cá Ông luỵ của anh Phụng ở ngoài khơi và dừng chuyến đi biển để đưa xác cá Ông về vạn Bình An an táng đã chứng minh điều đó.

        Sau khi đưa xác cá Ông lên bờ, Ban quản lý lăng vạn Bình An thực hiện nghi lễ để trình báo với các vị thần Nam Hải thờ trong Chính điện là có cá Ông vô (luỵ). Ông Chánh bái lên hương đèn, đánh trống làm lễ thỉnh linh hồn cá Ông mới luỵ nhập lăng vạn. Theo tập tục, anh Phụng là người phát hiện cá Ông lụy đầu tiên phải chịu tang chế bằng khăn trắng như “con trưởng” của cá Ông; trong suốt quá trình làm lễ an táng anh đã luôn túc trực bên xác Ông cho đến khi hoàn tất đám tang. Trong lễ tang, lăng vạn dùng vải đỏ để liệm cá Ông (quấn vải quanh xác), sau đó chọn ngày giờ tốt để chôn cất ngay trong khuôn viên bên tả Chính điện (nơi nghĩa địa dùng chôn cất cá Ông luỵ).

         Phong tục quy định, anh Phụng là người phát hiện cá Ông lụy và ông trưởng vạn Bình An phải chịu tang trong 36 tháng đối với cá Ông này (vì cá Ông lớn, còn cá Ông nhỏ là 24 tháng). Sau khi an táng xong, người ta tiếp tục thực hiện các nghi lễ cúng Ông tại lăng vạn sau 3 ngày, 7 ngày, 49 ngày, 3 tháng 10 ngày và giáp năm như đối với con người.

 
Xác cá Ông được an táng tại nghĩa địa bên trái vạn Bình An

Xác cá Ông được an táng tại nghĩa địa bên trái vạn Bình An
 
          Theo kinh nghiệm thực tế của ngư dân, hễ năm nào có Ông vào bờ là 3 năm liên tục sau đó ngư dân sẽ được mùa biển, Ông càng lớn thì trúng mùa càng to. Sau khi mãn tang cá Ông, Ban quản lý lăng vạn thực hiện nghi lễ thượng ngọc cốt Ông vào trong tẩm ở Chính điện để thờ./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Chí Phú

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông Báo - Giấy Mời - Văn Bản

Hiện Vật Tiêu Biểu

  • Tên hình ảnh 1
  • Ảnh khai thác cổ vật
  • Tên hình ảnh 1
  • Tên hình ảnh 1
  • Chèo bả trạo
  • Lễ nghinh ông
  • Bình gốm
  • Đàn đá
  • Rìu đá
  • Vươn miện của vua và hoàng hậu

Thư Viện Video Clip

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa

Đã xem: 3271
13/02/2017
Khai quật cổ vật

Khai quật cổ vật

Đã xem: 2715
13/02/2017

Liên Kết WebSite

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 109

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 108


Hôm nayHôm nay : 38280

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1304969

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 37575738

Đường Đi