Tìm Kiến

Tìm kiếm chọn lọc

Về xã Bình Thạnh ghé thăm Khu di tích lịch sử Cát Bay

Thứ ba - 09/11/2021 22:24
     Xã Bình Thạnh nằm về phía Đông Nam của huyện Tuy Phong, có diện tích 27,74 km². Nhìn trên bản đồ hành chính, xã Bình Thạnh nổi lên như một bán đảo nhô hẳn ra Biển Đông. Bình Thạnh là địa phương có nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng như: Mũi La Gàn, chùa Cổ Thạch, Bãi đá Bảy Màu, đình làng Bình An, lăng Ông Nam Hải và Khu di tích lịch sử Cát Bay… gắn kết liên hoàn tạo thành một tổng thể du lịch, an dưỡng trong tuyến du lịch dọc theo bờ biển phía Đông Bắc tỉnh Bình Thuận. Trong đó, Khu di tích lịch sử Cát Bay được biết đến như một địa điểm chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng của người dân Bình Thạnh nói riêng và Tuy Phong nói chung trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Tổng thể các hạng mục chính của Khu di tích lịch sử Cát Bay
     Khu di tích lịch sử Cát Bay là nơi ghi dấu tội ác của Thực dân Pháp trong cuộc thảm sát dã man 311 người dân vô tội tại làng Cát Bay, xã Bình Thạnh vào sáng ngày 20 tháng 2 năm 1951. Có thể nói, vụ thảm sát Cát Bay là tội ác dã man có thể so sánh với vụ thảm sát mà quân đội Mỹ đã gây ra đối với người dân vô tội ở thôn Mỹ Lai, xã Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi vào năm 1968.
     Sau khi đất nước được hoàn toàn thống nhất, nhân dân địa phương đã tiến hành xây dựng ngôi đền để tưởng niệm những người dân vô tội bị giết hại và khắc ghi tội ác của giặc trong vụ thảm sát năm xưa. Năm 2003, trước nguyện vọng của người dân địa phương, UBND huyện Tuy Phong đã đầu tư kinh phí xây dựng Đài tưởng niệm và tường thành bảo vệ xung quanh. Từ đó đến nay, Khu di tích lịch sử Cát Bay luôn được chính quyền và Nhân dân địa phương trông nom, tu bổ, tôn tạo ngày càng khang trang.

Bài trí thờ phụng ở nội thất Nhà tưởng niệm
 
     Ngày 14/12/2015 Khu di tích Cát Bay đã được UBND tỉnh Bình Thuận xếp hạng di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 3579/QĐ-UBND.
     Có thể nói, sự hiện diện của Khu di tích lịch sử Cát Bay vừa là chứng tích chiến tranh sống động khắc ghi tội ác của giặc, vừa là nơi tưởng niệm những người con Bình Thạnh đã ngã xuống trong vụ thảm sát. Qua đó, nhắn gửi và giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau về lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của ông cha ngày trước để có được hòa bình, độc lập như ngày hôm nay./.



Tác giả bài viết: Nguyễn Ngôn - Phòng Nghiệp vụ Bảo tồn

Nguồn tin: Bảo tàng tỉnh Bình Thuận

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông Báo - Giấy Mời - Văn Bản

Hiện Vật Tiêu Biểu

  • Tên hình ảnh 1
  • Ảnh khai thác cổ vật
  • Tên hình ảnh 1
  • Tên hình ảnh 1
  • Chèo bả trạo
  • Lễ nghinh ông
  • Bình gốm
  • Đàn đá
  • Rìu đá
  • Vươn miện của vua và hoàng hậu

Thư Viện Video Clip

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa

Đã xem: 3243
13/02/2017
Khai quật cổ vật

Khai quật cổ vật

Đã xem: 2696
13/02/2017

Liên Kết WebSite

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 415

Máy chủ tìm kiếm : 17

Khách viếng thăm : 398


Hôm nayHôm nay : 76578

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2632797

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 35856568

Đường Đi