Sáng ngày 15/8/2022 tại Bảo tàng tỉnh, số 04 – Bà Triệu – Phan Thiết đã tổ chức triển lãm ảnh “Di sản văn hoá Bình Thuận -Thành tựu và phát triển” chào mừng kỷ niệm 30 năm Tái lập tỉnh (1992-2022).
Cuộc triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động tiến tới chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2022) và 77 năm ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (02/9/1945-02/9/2022) gắn với Lễ kỷ niệm 30 năm Tái lập tỉnh Bình Thuận.
Triển lãm diễn ra từ ngày 15/8/2022 đến ngày 15/9/2022 tại khu vực ngoài trời khuôn viên Bảo tàng tỉnh, phục vụ tất cả các ngày trong tuần, miễn phí vé tham quan; triển lãm giới thiệu 120 hình ảnh, được chia làm 04 chủ đề chính: Di tích-lễ hội tiêu biểu tỉnh Bình Thuận, Văn hoá Sa Huỳnh – Văn hoá Chăm, danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch Mũi Né – Bình Thuận và các thiết chế văn hoá tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Qua 30 năm Tái lập tỉnh, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Bình Thuận đã có sự phát triển vượt bật với những thành tựu to lớn như: Toàn tỉnh hiện có 72 di tích, danh thắng được xếp hạng, trong đó có 28 di tích quốc gia và 44 di tích cấp tỉnh chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc – nghệ thuật, điêu khắc, mỹ thuật truyền thống; gắn với mỗi loại hình di tích là hệ thống lễ nghi, lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Katê của người Chăm, Lễ hội Nghinh Ông của người Hoa, Lễ hội Dinh Thầy Thím, Lễ hội Cầu ngư, Lễ hội Giỗ Tổ các Vua Hùng, Lễ hội Trung thu… mang đặc trưng văn hóa riêng của mỗi cộng đồng tộc người; đã triển khai trùng tu, tôn tạo 24 di tích quốc gia và 10 di tích cấp tỉnh; nghiên cứu, xây dựng hồ sơ khoa học 04 di sản văn hóa được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia; tổng số hiện vật bảo tàng sưu tầm, bảo quản phục vụ trưng bày: 59.158 hiện vật, cổ vật gồm nhiều chất liệu, chủng loại khác nhau; nhiều đề tài, đề án liên quan đến di sản văn hoá được triển khai nghiên cứu; một số công trình được đầu tư xây dựng như: Trung tâm Trưng bày văn hoá Chăm, Nhà Trưng bày các chuyên đề cổ vật Bảo tàng tỉnh Bình Thuận, đã góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội và du lịch địa phương phát triển sau 30 năm Tái lập tỉnh.
Triển lãm diễn ra từ ngày 15/8/2022 đến ngày 15/9/2022 tại khu vực ngoài trời khuôn viên Bảo tàng tỉnh, phục vụ tất cả các ngày trong tuần, miễn phí vé tham quan; triển lãm giới thiệu 120 hình ảnh, được chia làm 04 chủ đề chính: Di tích-lễ hội tiêu biểu tỉnh Bình Thuận, Văn hoá Sa Huỳnh – Văn hoá Chăm, danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch Mũi Né – Bình Thuận và các thiết chế văn hoá tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Qua 30 năm Tái lập tỉnh, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Bình Thuận đã có sự phát triển vượt bật với những thành tựu to lớn như: Toàn tỉnh hiện có 72 di tích, danh thắng được xếp hạng, trong đó có 28 di tích quốc gia và 44 di tích cấp tỉnh chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc – nghệ thuật, điêu khắc, mỹ thuật truyền thống; gắn với mỗi loại hình di tích là hệ thống lễ nghi, lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Katê của người Chăm, Lễ hội Nghinh Ông của người Hoa, Lễ hội Dinh Thầy Thím, Lễ hội Cầu ngư, Lễ hội Giỗ Tổ các Vua Hùng, Lễ hội Trung thu… mang đặc trưng văn hóa riêng của mỗi cộng đồng tộc người; đã triển khai trùng tu, tôn tạo 24 di tích quốc gia và 10 di tích cấp tỉnh; nghiên cứu, xây dựng hồ sơ khoa học 04 di sản văn hóa được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia; tổng số hiện vật bảo tàng sưu tầm, bảo quản phục vụ trưng bày: 59.158 hiện vật, cổ vật gồm nhiều chất liệu, chủng loại khác nhau; nhiều đề tài, đề án liên quan đến di sản văn hoá được triển khai nghiên cứu; một số công trình được đầu tư xây dựng như: Trung tâm Trưng bày văn hoá Chăm, Nhà Trưng bày các chuyên đề cổ vật Bảo tàng tỉnh Bình Thuận, đã góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội và du lịch địa phương phát triển sau 30 năm Tái lập tỉnh.
Không gian triển lãm
Đến xem triển lãm du khách sẽ thích thú khám phá những tinh hoa di sản văn hoá của vùng đất, con người Bình Thuận thông qua những tư liệu, hình ảnh, nhất là các em học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh dễ dàng tiếp cận được các giá trị di sản văn hoá tiêu biểu của địa phương và tự hào về những di tích, lễ hội truyền thống mà ông cha ta đã dày công tạo dựng, gìn giữ để lại cho thế hệ đương thời và mai sau.
Tác giả bài viết: Võ Cáp – Phòng Nghiệp vụ Bảo tàng
Nguồn tin: Bảo tàng tỉnh Bình Thuận