Tìm Kiến

Tìm kiếm chọn lọc

DI CHÚC CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG, GẮN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CỦA NGƯỜI

Thứ năm - 15/08/2019 21:56
DI CHÚC CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG, GẮN HỌC TẬP  VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CỦA NGƯỜI

DI CHÚC CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG, GẮN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CỦA NGƯỜI

          Cách đây 50 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, lãnh tụ vĩ đại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đi vào cõi vĩnh hằng. Bác ra đi nhưng tên tuổi, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức của Người vẫn còn sống mãi trong muôn triệu trái tim, khối óc của nhân dân Việt Nam cũng như bạn bè khắp năm châu trên thế giới. Trong di sản quý báu của Bác, bản Di chúc thiêng liêng mà Người để lại, đã được chuẩn bị chu đáo trong nhiều năm là lời căn dặn cuối cùng, trong đó chất chứa một niềm tin mãnh liệt, một tình yêu bao la nhân ái. 
         
          Bác viết Di chúc từ ngày 10 đến ngày 14 tháng 5 năm 1965, mỗi ngày một tiếng (từ 9 giờ đến 10 giờ sáng), riêng ngày 14 tháng 5, Bác viết thêm từ 14 đến 16 giờ. Và Người đã xem lại lần cuối bản Di chúc vào ngày 19/5/1969. Trong khoảng 4 năm ấy, năm nào cũng vậy, cứ đến trung tuần tháng 5, Người đều xem lại để sửa chữa, bổ sung những chỗ cần thiết, có khi thêm một số trang hoặc sửa một số câu, có khi chỉ thay đổi một vài chữ. Với trách nhiệm trước hậu thế, Người đã cân nhắc, từng ý, từng lời, mỗi ý, mỗi lời rất giản dị, chân thành, trong sáng như chính cuộc đời của Người đã sống vậy.

          Càng đọc, càng suy ngẫm, chúng ta càng cảm nhận Di chúc của Bác là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả một chiều dài lịch sử của cách mạng Việt Nam. Đó là sự đúc kết những tư tưởng lớn lao, những suy tư, trăn trở của Người với tầm nhìn bao quát về công cuộc đấu tranh thống nhất và xây dựng nước nhà, cũng là mong muốn của Người với thế hệ mai sau về một xã hội tiến bộ, dân chủ, công bằng, văn minh, là ngọn đuốc soi đường cho thế hệ hôm nay và nhiều thế hệ mai sau tiếp bước.

          Người kết thúc bản Di chúc bằng điều mong muốn cuối cùng là: “Toàn Đảng, toàn dân ta, đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Đó cũng là mệnh lệnh mà lịch sử đã trao cho Đảng và nhân dân ta.

           Thực hiện Di chúc của Bác, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vào mùa xuân năm 1975, hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nam - Bắc sum họp một nhà, đưa cả nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

         Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, để làm tròn sứ mệnh thiêng liêng cao cả đối với đất nước và dân tộc. Trong bản Di chúc bất hủ, Người nhấn mạnh về vai trò của Đảng: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.                                                                                                                                                                     
          Chính vì vậy, điều đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến trong Di chúc “Trước hết nói về Đảng”, vì Đảng là nhân tố quyết định cho thành công của cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Sứ mệnh của Đảng ta rất vẻ vang, nhưng trách nhiệm cũng rất nặng nề. Người nhấn mạnh những vấn đề rất cơ bản về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đó là phải phát huy truyền thống “đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quí báu của Đảng và của dân ta”, “phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”, “... nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình”, “...phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Đặc biệt Đảng ta phải chăm lo bồi dưỡng đạo đức, xây dựng và đào tạo thế hệ trẻ để họ trở thành những người vừa hồng vừa chuyên.

          Tháng 5-1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn và bổ sung một điểm quan trọng vào Di chúc đó là: “Ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi… Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ, điều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta nhất định thắng lợi”.

          Về đoạn này, chúng ta xem kỹ bút tích của Bác thấy gạch dưới 4 chữ “chỉnh đốn lại Đảng” chứng tỏ tầm quan trọng của vấn đề này Bác dặn lại đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong Di chúc thiêng liêng của mình. Để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng. Người muốn thêm vào việc chỉnh huấn này để ngăn ngừa bệnh choáng ngợp, tự mãn của người đã giành được chính quyền, đã có quyền lực, để thực sự tạo ra những chuyển biến lớn trong nội bộ của Đảng, đáp ứng những đòi hỏi mới của giai đoạn cách mạng mới.

          Nếu như chỉnh đốn lại Đảng là việc phải làm trước tiên, thì công việc đối với con người là công việc đầu tiên mà Đảng phải quan tâm. Di chúc nêu rõ: “Đầu tiên là công việc đối với con người”. Con người là toàn thể các tầng lớp nhân dân, từ các bà mẹ liệt sĩ, các gia đình thương binh… đến cả những nạn nhân của chế độ cũ… Trong Di chúc, Người còn nêu rõ nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đó là phải xây dựng lại thành phố và làng mạc, khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế, phát triển công tác vệ sinh, y tế, giáo dục, củng cố quốc phòng… Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã sớm chỉ ra tầm quan trọng của sự nghiệp phục hưng và phát triển đất nước, một cuộc chiến đấu mới đang mở ra ở phía trước: “Đây là công việc rất to lớn, nặng nề và phức tạp, mà cũng là rất vẻ vang”. Đó là một “cuộc chiến đấu khổng lồ” để chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi.

          Thực tiễn sự quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, trên phạm vi cả nước từ những năm 1976 đến nay đã chứng minh điều đó. Để giành thắng lợi trong công cuộc chiến đấu khổng lồ này, Người cũng căn dặn: “Chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm”. Như vậy là Người đã sớm dự báo về những gì cần phải làm, cũng như những gì cần thiết trong công tác lãnh đạo của Đảng, nhằm phục hưng và phát triển đất nước.

          Tiếp tục thực hiện những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc, công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, để Đảng thực hiện tốt nhiệm vụ mà nhân dân giao phó đã được đặt ra trong nhiều Nghị quyết của Đảng, từ Nghị quyết của các Đại hội Đảng đến Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương. Tập trung ở các Nghị quyết, Chỉ thị có tính chiến lược như: Nghị quyết của Bộ Chính trị số 195/NQ- TW ngày 6-3-1970 về cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên Lớp Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương VI (lần thứ 2), có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ tháng 5-1999 đến tháng 5-2001. Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới và đặc biệt là năm 2006, Chỉ thị số 06- CT/TW của Bộ Chính trị việc triển khai sâu rộng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Với sự chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ của các cấp ủy và tổ chức đảng; sự tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên và nhân dân, cuộc vận động đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Kết quả triển khai cuộc vận động đã khẳng định việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất quan trọng và cần thiết, chẳng những đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

          Ngày 14/5/2011, Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hố Chí Minh”. Ngày 16/01/2012, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, đó là “Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị”. Bởi sự xuống cấp của một bộ phận đáng kể của các ngành, các cấp từ Trung ương đến cơ sở đang là mối lo lắng của xã hội. Đặc biệt là sự suy thoái về đạo đức và lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên cũng như trong xã hội đã trở thành vấn đề hết sức gay gắt đòi hỏi phải giải quyết. Nhiều tệ nạn diễn ra ngày càng phổ biến và nghiêm trọng mà chúng ta không thể coi thường: tham ô, lãng phí, cơ hội, quan liêu, chức quyền, danh lợi, luồn lách, dối trá, đạo đức giả, chạy theo đồng tiền... đã trở thành những thách thức nguy hiểm đối với vận mệnh của Đảng và tiền đồ của đất nước. Nếu xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt thì thực hiện thắng lợi cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng là then chốt của nhiệm vụ then chốt ấy.

          Việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mang ý nghĩa tinh thần to lớn, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh - nhân tố đảm bảo cho sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Việc làm này dần dần đã lan tỏa trong toàn xã hội, được xã hội đón nhận và được phát huy cao độ trong toàn hệ thống chính trị. Các Cấp ủy Đảng cơ sở đưa nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào sinh hoạt chi bộ định kỳ hoặc sinh hoạt chuyên đề, gắn với thực hiện Nghị quyết TW4 (khóa XI) về xây dựng Đảng. Nêu cao vai trò trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, tuyên truyền nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả, tạo sự lan tỏa trong Đảng và trong toàn xã hội, làm cho mỗi tổ chức Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, mỗi đảng viên ngày càng thấm nhuần đạo đức cách mạng, gương mẫu, tiên phong đi đầu trên mọi lĩnh vực, thật sự là nêu gương “đảng viên đi trước, làng nước theo sau” góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn thịnh, xã hội văn minh, làm cho mỗi gia đình ngày càng được ấm no, hạnh phúc, đó là thực hiện đầy đủ lời dạy của Bác: “Dân không đủ muối, Đảng phải lo. Dân không có gạo ăn đủ no, dân không có vải mặc đủ ấm, Đảng phải lo. Các cháu bé không có trường học, Đảng phải lo... Các cháu mắt choẹt, da bủng. Tất cả mọi việc, Đảng phải lo. Ngay cả tương cà mắm muối của dân, Đảng đều phải lo”.   

         Càng đọc, càng suy ngẫm về những điều Bác căn dặn trong Di chúc, chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm của mỗi người còn rất nặng nề, cần phải thực hiện nghiêm túc có kết quả cuộc vận động học tập và làm theo tư ưởng, đạo đức, đạo dức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân, để Đảng ta thật sự vững mạnh, dân ta được hưởng tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, xây dựng một xã hội thật sự dân chủ, công bằng, văn minh. Và trên con đường thử thách đó, Di chúc của Bác Hồ mãi mãi là ngọn đuốc soi sáng cho chúng ta đi. Hồ Chủ Tịch đã cống hiến cả cuộc đời mình cho dân tộc Viêt Nam và Người sẽ tiếp tục cống hiến. Bởi vì, khi nói về Người thì khái niệm thông thường về cái chết không còn đúng nữa; và giờ đây, đồng chí Hồ Chí Minh như một đóa hoa thơm, đỏ thắm và bất diệt, luôn luôn tươi mát, gieo khắp đất nước Việt Nam (Báo Granma-cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Cu Ba, số đặc biệt ngày 14/9/1969).

          Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dân tộc Việt Nam với khối đại đoàn kết toàn dân, kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Người đã lựa chọn từ những năm 30 của thế kỷ XX và tiếp tục sẽ gặt hái những thành công đáng kể trên con đường hội nhập quốc tế. Lấy những lời di huấn thiêng liêng của Bác về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, soi sáng cho việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa (XII) đấy là việc làm thiết thực của mỗi đảng viên, cán bộ, mỗi tổ chức Đảng để kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Quỳ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông Báo - Giấy Mời - Văn Bản

Hiện Vật Tiêu Biểu

  • Tên hình ảnh 1
  • Ảnh khai thác cổ vật
  • Tên hình ảnh 1
  • Tên hình ảnh 1
  • Chèo bả trạo
  • Lễ nghinh ông
  • Bình gốm
  • Đàn đá
  • Rìu đá
  • Vươn miện của vua và hoàng hậu

Thư Viện Video Clip

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa

Đã xem: 3270
13/02/2017
Khai quật cổ vật

Khai quật cổ vật

Đã xem: 2715
13/02/2017

Liên Kết WebSite

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 77

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 76


Hôm nayHôm nay : 32692

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1282258

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 37553027

Đường Đi