Trưng bày hiện vật và tài liệu văn hóa Chăm - Bảo tàng Bình Thuận

TRƯNG BÀY HIỆN VẬT VÀ TÀI LIỆU VĂN HÓA CHĂM

Lịch sử ra đời tồn tại và phát triển của vương quốc Chămpa ngót hai thiên niên kỷ.
Dân tộc Chăm là một trong những tộc người bản địa, nằm trong nhóm ngôn ngữ Malayo-Polinesian, thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian). Tiếng nói của người Chăm rất gần gũi với các dân tộc khác như: Raglai, Churu, Giarai, Êđê.
Người Chăm sinh sống lâu đời trong suốt tiến trình lịch sử gần 2000 năm, trải dài trên đất miền trung Việt Nam từ Quảng Bình đến Bình thuận. Trải qua gần hai thiên niên kỷ ấy, người Chăm đã sản sinh ra một nền văn hóa Chămpa phát triển đặc sắc, riêng biệt đã để lại đến ngày nay cho văn hóa Việt Nam số lượng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ đền tháp, đền thờ, thành quách, vương miện, tượng, phù điêu… đều mang đậm phong cách Ấn Độ và được chi phối của tính bản địa Chăm, nên rất đặc sắc và nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á – đó là vùng văn hóa của người Chăm.

Bình thuận là lãnh địa cuối cùng phía Nam của vương quốc Chămpa, hiện nay cũng là địa phương có người Chăm sinh sống đông đúc đứng thứ hai, sau Ninh Thuận. Những di sản văn hóa mà người chăm đã để lại trên mảnh đất Bình Thuận cũng rất phong phú, đa dạng, tất cả đều mang đậm dấu ấn và chịu ảnh hưởng về tôn giáo, tín ngưỡng và phong tục tập quán riêng biệt của mình. Đặc biệt Bình Thuận cũng được coi là địa phương còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa Chăm ở giai đoạn cuối cùng của vương quốc Chămpa vào thế kỷ XVI – XVII trước khi tan rã.

    Tượng thần Avalôkitesvara                Linga-Kosa                  Thần Shiva

     Vương miện vua và hoàng hậu (Ảnh: Nguyễn Xuân Lý)

Tác giả bài viết: Phòng Trưng bày – Thuyết minh

By admin