Trưng bày hiện vật văn hóa các dân tộc thiểu số - Bảo tàng Bình Thuận

TRƯNG BÀY HIỆN VẬT VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

Bình Thuận hiện có 34 dân tộc (năm 2013) nằm trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đa phần được di cư từ các nơi đến trong khoảng thời gian từ 1954 – 1975 mà chủ yếu là từ khoảng thời gian 1975 đến nay. Các dân tộc Raglai, Cờho, Chăm được coi là bản địa. Những dân tộc này có một nền văn hóa khá phong phú và đa dạng mang tính đặc trưng của vùng rừng núi, do đời sống của họ chủ yếu nương tựa nhiều vào tự nhiên, gắn bó chặt chẽ với thế giới tự nhiên trên nhiều lĩnh vực. Chính di sản của nền văn hóa tồn tại lâu đời đó của các dân tộc thiểu số có vai trò to lớn trong đời sống của cộng đồng. Do sống ở định cư lâu đời địa bàn vùng rừng núi, nên mọi phong tục tập quán, phương thức sản xuất cũng như lề lối xã hội đều được nảy sinh và hòa hợp giữa con người với thế giới tự nhiên.

     Cồng chiêng của người Raglai

Về văn hóa: trong văn hóa truyền thống và tâm linh tín ngưỡng, hầu hết các dân tộc ít người ở Bình Thuận đều theo tín ngưỡng đa thần với quan niệm vạn vật hữu linh, các lực lượng tự nhiên đều được thần thánh hóa và thờ cúng với niềm tin tuyệt đối.

Tác giả bài viết: Phòng Trưng bày – Thuyết minh

By admin