Tìm Kiến

Tìm kiếm chọn lọc

Bảo quản khoa học hiện vật giấy tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận

Thứ năm - 06/05/2021 15:46
Bảo tàng tỉnh Bình Thuận hiện lưu giữ gần 30 nghìn hiện vật gốc có giá trị lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ, phản ánh toàn diện về giai đoạn lịch sử, tự nhiên, xã hội của tỉnh Bình Thuận. Trong đó, hiện vật giấy chiếm 1.212 hiện vật gồm: tem phiếu, bản đồ, sắc phong, sắc chỉ, nhật ký, lưu bút… Tài liêu hiện vật chất liệu giấy được làm từ gỗ, tre, nứa có độ bền cơ học thấp, chịu ảnh hưởng tác động của môi trường rất lớn khiến cho hiện vật chất liệu giấy dễ bị giòn gãy mất mảnh, xốp mũn, bị côn trùng gặm nhấm, ố bẩn… nếu không kịp thời bảo quản thì hiện vật giấy sẽ xuống cấp, hư hỏng.
Thẻ cổ phần

Thẻ cổ phần

     Do đó, cán bộ chuyên môm làm công tác bảo quản hiện vật giấy đòi hỏi phải có chuyên môn chuyên sâu, hàng năm xây dựng kế hoạch bảo quản và khám nghiệm, phân tích, đánh giá nguyên nhân tác động, làm hư hại ảnh hưởng đến hiện vật để đưa ra phương pháp trị liệu, bảo quản phù hợp. Quá trình thực hiện công tác bảo quản đòi hỏi người cán bộ chuyên môn phải thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ thực hiện qua các bước để tẩy ố bẩn, bóc tách từng trang, tu bổ, gia cố, khôi phục lại diện mạo ban đầu những hiện vật giấy đã và đang bị hư hại, xuống cấp. Các phương pháp cán bộ chuyên môn Bảo tàng tỉnh tiến hành bảo quản gồm:

      - Bóc tách: Sách, tài liệu đóng tập khi bị ẩm ớt thường bị kết dính cứng lại với nhau, rất khó có thể tách từng trang. Việc bọc tách từng trang cần phải cẩn thận, tạo độ ẩm, hơi nóng cho hiện vật cần bóc tách trong khoảng thời gian nhất định, để các trang giấy có độ mềm, giãn nở cần thiết dễ bóc tách.
      - Tu bổ, gia cố: Các loại bản đồ và hiện vật khác có khổ giấy lớn trước khi sưu tầm, do người dân cất giữ không cẩn thận bị dán, mối mọt gặm nhấm và quá trình tra cứu mở ra, xếp lại (mở, gấp) nhiều lần đã làm hiện vật bị lủng lỗ. Phương pháp tu bổ cần chọn loại giấy giống hoặc gần giống với chất liệu hiện vật rồi dán đè lên phía sau.
      - Gia cố: Hiện vật giấy lâu ngày dễ bị giòn, mục dễ gãy. Khi tiến hành gia cố có thể dùng nhiều biện pháp để gia cố như: bôi dán, kẹp lót thêm tấm bìa cứng phía sau hiện vật, sau đó pha màu cùng với màu hiện vật gốc để bôi vào những chỗ đã bị mất đi nhằm tránh sự khác biệt giữa giấy mới và cũ.
      - Tẩy úa vàng: hiện vật trước khi sưu tầm về kho cơ sở, gia đình chủ nhân có hiện vật cất giữ không cẩn thận đã làm nước mưa thấm, cộng với phân côn trùng (gián) đã làm cho hiện vật úa vàng. Để làm mất đi những dấu úa vàng, vệ sinh hiện vật bằng nước hoặc vệ sinh khô bằng hóa chất. Khi tiến hành vệ sinh cần kiểm tra xem màu mực có bị lem hay không mới tiến hành thực hiện bảo quản.
     - Tạo bao bì và tủ, kệ: Hiện vật giấy dễ bị xâm nhập môi trường ẩm, mốc, axit, ánh sáng và bị gấp nhăn, côn trùng gặm nhấm. Chính vì vậy, cần tạo ra các túi đựng hiện vật bằng loại giấy Rô ky (không a xít) để hiện vật thẳng, không bị gấp nhăn, bay màu chữ… Một cách khác bảo quản hiện vật giấy theo dạng truyền thống bằng cách tạo bao bì bằng ống lồ ô, nứa, tre để quấn hiện vật dạng hình tròn rồi bỏ vào ống đậy nắp, cách bảo quản này đảm bảo hiệu quả đối với hiện vật dạng giấy khổ lớn, thuận tiện cho việc vận chuyển đi xa, không bị ướt, gấp, rách. Sau khi hiện vật được tạo bao bì bảo quản cẩn thận qua các bước thì được cất trong tủ gỗ, tủ kính hoặc kệ gỗ để tránh môi trường bụi bẩn xâm nhập và ít bị côn trùng (mối, gián, kiến) gặm nhấm.

    Bảo quản định kỳ: Thường xuyên kiểm tra mối mọt, dán để có biện pháp phòng chống côn trùng, độ ẩm (xịt mối mọt, thay chất hút ẩm…).


Thư và tài liệu


Tem phiếu


Hiện vật chưa xử lý, vệ sinh


Hiện vật xử lý xong và được làm khô

 
    Trong những năm qua, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận đã có sự đầu tư cho công tác bảo quản, mua trang thiết bị, chất liệu bảo quản và cử cán bộ chuyên môn đi tập huấn đã làm tốt công tác bảo quản, kéo dài tuổi thọ cho hiện vật. Tuy nhiên, công tác bảo quản hiện vật thuộc các chất liệu nói chung, hiện vật giấy nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, hệ thống nhà kho xuống cấp gây nên ẩm thấp vào mùa mưa, nhiệt độ cao vào mùa nắng; tủ, bục bệ chưa đúng chuẩn, nguồn kinh phí cấp hàng năm còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

    Để việc bảo quản hiện vật bảo tàng đảm bảo hiệu quả và đúng quy trình; trong thời gian đến cần có sự đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho công tác bảo quản đảm bảo khoa học, kéo dài tuổi thọ hiện vật phục vụ nghiên cứu, trưng bày phát huy giá trị phục vụ tốt nhu cầu tham quan, học tập của du khách trong và ngoài tỉnh./.


 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hồng Oanh - Phòng Nghiệp vụ Bảo tàng

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông Báo - Giấy Mời - Văn Bản

Hiện Vật Tiêu Biểu

  • Tên hình ảnh 1
  • Ảnh khai thác cổ vật
  • Tên hình ảnh 1
  • Tên hình ảnh 1
  • Chèo bả trạo
  • Lễ nghinh ông
  • Bình gốm
  • Đàn đá
  • Rìu đá
  • Vươn miện của vua và hoàng hậu

Thư Viện Video Clip

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa

Đã xem: 3243
13/02/2017
Khai quật cổ vật

Khai quật cổ vật

Đã xem: 2696
13/02/2017

Liên Kết WebSite

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 399

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 388


Hôm nayHôm nay : 60034

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2610842

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 35834613

Đường Đi