Tìm Kiến

Tìm kiếm chọn lọc

Nét độc đáo trong tín ngưỡng thờ cúng Cá Ông (cá voi) ở Bình Thuận

Thứ ba - 29/06/2021 09:00
Trong dân gian người Việt cũng như người Chăm và người Hoa đều cho rằng: Cá Ông hay cá Voi không phải là một loài cá bình thường mà là một loài cá thần. Biểu hiện ở đây không phải là sức vóc to lớn và sức chịu đựng khác thường, mà là loài cá có suy nghĩ, có tình cảm và đặc biệt là sự cảm nhận về tâm linh như con người.
Đoàn thuyền ra khơi thực hiện nghi thức Nghinh thần Nam Hải trong lễ hội Cầu ngư ở Vạn Thủy Tú, Phan Thiết, Bình Thuận.

Đoàn thuyền ra khơi thực hiện nghi thức Nghinh thần Nam Hải trong lễ hội Cầu ngư ở Vạn Thủy Tú, Phan Thiết, Bình Thuận.

          Ở các vùng biển tại các địa phương trong tỉnh đến nay vẫn lưu truyền những câu chuyện về loài cá Thần. Người ta cho rằng có những con cá do Thần thánh hiện thân hoặc cứu giúp thuyền bè ngoài khơi phải hy sinh để bảo vệ tính mạng cho con người, hoặc do Ngọc Hoàng hay Long Vương sai phái để cứu giúp người dân lao động biển. Ai nhìn thấy cá Ông bị lụy (chết) phải chịu tang chế, vạn chài nào được cá Thần ghé đến phải làm lễ an táng. Cá Thần thuộc loại lớn thì gọi cá Ông, còn nhỏ hơn thì gọi cá Cô, cá Cậu. 

          Dù rằng, có nhiều truyền thuyết khác nhau về cá Voi, nhưng trong tâm thức của cư dân vùng biển đều coi cá Ông (cá Voi) là Thần. Bởi vậy người dân vùng biển không bao giờ ăn thịt cá Voi. Người ta gọi cá Ông bằng nhiều tên gọi khác nhau như: ông Khơi, ông Lộng, ông Sứa...

          Trong sự chuyển hóa từ một loài vật nơi biển cả thành một vị Thần của cư dân sống bằng nghề biển, có vai trò của vương triều nhà Nguyễn. Nhiều đời vua nhà Nguyễn đã ban sắc phong tặng cá Voi là “Nam Hải cự tộc Ngọc lân tôn Thần”. Cũng như ngư dân các tỉnh miền Trung và Tây Nam Bộ, ngư dân ở Bình Thuận có một niềm tin tưởng mãnh liệt vào sự linh hiển của cá Ông và coi đây là vị Thần cứu trợ luôn ở bên cạnh họ trong những chuyến biển đầy hiểm nguy.

          Tục thờ cúng cá Ông có cội nguồn từ xa xưa, một đặc trưng dễ nhận thấy ở Bình Thuận là các làng chài làm nghề đánh bắt và chế biến hải sản thường xây các lăng, vạn hoặc dinh để thờ Ông Nam Hải (cá Voi) và thực hiện các nghi lễ liên quan đến tập tục, tín ngưỡng thờ cúng cá Ông. Hầu hết các lăng vạn được xây dựng vào thế kỷ XVIII - XIX gắn với quá trình tụ cư và hình thành các làng chài ngày trước. Mỗi lăng vạn đều lưu giữ và thờ phụng từ vài ba chục bộ xương cốt cá Ông trở lên. Vạn Thủy Tú (Phan Thiết) được xây dựng vào năm Nhâm Ngọ (1762) và Vạn An Thạnh (Phú Quý) xây dựng vào năm Tân Sửu (1781) - đây là những ngôi vạn được tạo dựng sớm và có quy mô bề thế nhất ở Bình Thuận.
Cũng như ngư dân các tỉnh ven biển miền Trung và Nam bộ, tập tục thờ cá Voi của ngư dân Bình Thuận bao hàm nhiều nghi thức lễ lạc, hội hè liên quan đến Ông cũng như chu kỳ mùa màng làm ăn của ngư dân. Ngoài lễ hội Cầu ngư chính mùa được coi là nghi thức chính trong năm, một số nghi thức lễ khác cũng thường xuyên được tổ chức tại vạn hàng năm như: Lễ Mai táng xác Ông, lễ Thượng ngọc cốt Ông, lễ Cầu ngư đầu năm diễn ra trong tháng hai Âm lịch, lễ Hạ nghệ xuống vụ cá Nam (lễ Cầu ngư chính mùa) diễn ra vào tháng tư Âm lịch, lễ Mãn mùa diễn ra vào tháng tám Âm lịch
.




Đoàn lễ Nghinh rước thần Nam Hải trong lễ hội Cầu ngư tại Vạn An Thạnh, Phú Quý.

          Tín ngưỡng thờ cúng Cá Ông của ngư dân Bình Thuận hàm chứa nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, hướng con người đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đó là tư tưởng tôn trọng và sống hài hòa với tự nhiên - nơi mà từ bao đời nay, con người vừa phải chống chọi, vừa phải nương tựa để tìm kế sinh tồn, phát triển kinh tế bền vững. Tín ngưỡng ấy còn phản ánh đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Sự thiêng hóa một loài vật trong thực tế để thờ phụng từ thế hệ này sang thế hệ khác, phản ánh khát vọng về cuộc sống bình yên trong cộng đồng. Ngư dân vùng biển đã và đang hằng ngày bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa quan trọng ấy cho con cháu đời sau tiếp nối./.


Tác giả bài viết: Thanh Huyền - Phòng Nghiệp vụ Bảo tồn

Nguồn tin: Bảo tàng tỉnh Bình Thuận

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông Báo - Giấy Mời - Văn Bản

Hiện Vật Tiêu Biểu

  • Tên hình ảnh 1
  • Ảnh khai thác cổ vật
  • Tên hình ảnh 1
  • Tên hình ảnh 1
  • Chèo bả trạo
  • Lễ nghinh ông
  • Bình gốm
  • Đàn đá
  • Rìu đá
  • Vươn miện của vua và hoàng hậu

Thư Viện Video Clip

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa

Đã xem: 3244
13/02/2017
Khai quật cổ vật

Khai quật cổ vật

Đã xem: 2697
13/02/2017

Liên Kết WebSite

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 469

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 464


Hôm nayHôm nay : 75939

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2703325

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 35927096

Đường Đi