Tìm Kiến

Tìm kiếm chọn lọc

Bảo quản hiện vật kim loại

Thứ ba - 22/09/2020 21:13
Thực hiện kế hoạch công việc năm 2020 của Bảo tàng tỉnh Bình Thuận, phòng Nghiệp vụ triển khai công tác Bảo quản những hiện vật chất liệu kim loại mới được sưu tầm đưa về kho và những hiện vật đã bảo quản định kỳ. Thời gian bảo quản từ 10/6/2020 – 1/8/2020, Tổng số 45 trong đó 30 hiện vật đồng, 15 hiện vật sắt.
Tiến hành vệ sinh cơ học, xử lý hoá chất.

Tiến hành vệ sinh cơ học, xử lý hoá chất.

Tình trạng hiện vật trước khi bảo quản:
  • Nhóm hiện vật chất liệu sắt: Vỏ bom, súng thần công, súng đại liên, mỏ neo tàu,… Một số hiện vật mới sưu tầm tình trạng rỉ sét khi mới đưa dưới lòng đất và vướt từ biển lên, cộng với ảnh hưởng môi trường ẩm mốc, gió biển mang theo độ mặn cao làm cho hiện vật nhanh chóng xuống cấp và do nguồn kinh phí hạn hẹp nên một số hiện vật như mỏ neo, các loại súng… chỉ bảo quản thông thường quét nhớt. Cách làm này khiến hiện vật nhanh chóng bám bụi, gây nên khoáng hóa, oxi hóa, với các lớp patin bên ngoài.
  • Nhóm hiện vật chất liệu đồng:  Lư đốt trầm, lư hương, chân đèn, phèng la. Các hiện vật này dù đưa về kho bảo tàng khá lâu nhưng chưa có điều kiện bảo quản, bụi bẩn và ô xi hóa nhẹ ở một vài bộ phận. Phèng la tuy đất và khoáng hóa bám nhưng phần lớp Patin còn tốt, cốt đồng chắc. Còn nhóm hiện vật lư đốt trầm, chân đèn và lư hương tương đối sạch, dễ bảo quản.
Quá trình bảo quản
- Trước hết là khảo sát từng hiện vật và ghi các thông số ban đầu và chụp ảnh hiện trạng.
- Làm vệ sinh cơ học bề mặt hiện vật và hóa chất, công đoạn này được lặp đi lặp lại nhiều lần bằng các dụng cụ như bàn chải sắt, bàn chải nhựa, bông, dao mổ y tế… và dung dịch nước cất + Axetol sau đó sấy khô hiện vật. Đối với những hiện vật như súng đại liên trước kia bảo quản bằng nhớt thì trước tiên dùng nước giửa chén tẩy sạch nhớt.
- Vệ sinh bằng hóa chất là công đoạn tiếp theo sau khi vệ sinh cơ học. ethanol + benzontrial đối với hiện vật chất liệu đồng; Axit tanic + nước cất (nóng) đối với hiện vật chất liệu sắt. Tùy vào tình trạng hiện vật để xử lý, đối với hiện vật thể nhỏ thì ngâm, đối với hiện vật thể khối lớn thì quét đi quét lại nhiều lần.
- Phủ màng bảo vệ chống gió biển muối mặn, bụi bẩn xâm nhập. Đây là công đoạn cực kỳ quan trọng, hạn chế tối đa sự tiếp súc của hiện vật với môi trường bên ngoài, bảo vệ hiện vật được lâu dài. Chất liệu dùng để phủ màng dung dịch paraloid B72 + axetol tỉ lệ 2-4%. Dung dịch này được quét thủ công hoặc phun lên bề mặt hiện vật.

 
Kết quả sau khi bảo quản
Các hiện vật  điều sạch bùn đất, các vết rỉ, vết oxi hóa đã được loại bỏ, cốt hiện vật được gia cố không còn hiện tượng bong tróc, màu gốc hiện vật được giữ nguyên.


Trước bảo quản.



Sau bảo quản.
Nhận xét
 Bảo quản hiện vật là một việc đặc biệt rất quan trọng trong hoạt động của Bảo tàng. Tuy nhiên do nhân lực, nguồn kinh phí và điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế nên công tác bảo quản hiện vật ở Bảo tàng tỉnh Bình Thuận rất khó khăn.
Vậy nên trong tương lai để khâu bảo quản phòng ngừa được đúng chuẩn, đúng quy trình cần phải xây dựng đề án Bảo quản một cách khoa học góp phần bảo tồn lâu dài cho những hiện vật đang được lưu giữ và trưng bày, phục vụ tốt công tác phát huy giá trị di sản văn hóa.

 

Tác giả bài viết: Phòng Nghiệp vụ Bảo tàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông Báo - Giấy Mời - Văn Bản

Hiện Vật Tiêu Biểu

  • Tên hình ảnh 1
  • Ảnh khai thác cổ vật
  • Tên hình ảnh 1
  • Tên hình ảnh 1
  • Chèo bả trạo
  • Lễ nghinh ông
  • Bình gốm
  • Đàn đá
  • Rìu đá
  • Vươn miện của vua và hoàng hậu

Thư Viện Video Clip

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa

Đã xem: 3278
13/02/2017
Khai quật cổ vật

Khai quật cổ vật

Đã xem: 2720
13/02/2017

Liên Kết WebSite

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 411

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 409


Hôm nayHôm nay : 114748

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1631068

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 37901837

Đường Đi