Tìm Kiến

Tìm kiếm chọn lọc

Bảo quản hiện vật chất liệu sắt phát hiện tại Di chỉ Tà Lú, xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Thứ năm - 03/06/2021 03:23
Qua công tác nghiên cứu, sưu tầm khai quật khảo cổ, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận phát phát hiện 50 hiện vật chất liệu kim loại sắt tại di chỉ mộ táng Tà Lú, xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình gồm: vật dụng công cụ lao động, vũ khí bằng đồng, sắt như: rìu, dao, lao, kiếm, mũi tên.
     Do nằm dưới lòng đất hàng trăm năm những hiện vật này đa phần điều bị hoen rỉ nghiêm trọng. Sau khi rửa bằng nước và dùng bàn chỉa làm vệ sinh, các hiện vật trên vẫn còn cáu cặn một lớp rỉ két với bùn nhưng phần lõi vẫn còn đanh chắc.

     Để bảo vệ hiện vật trước sự hư hại, công tác bảo quản hiện vật cần phải tiến hành vệ sinh ban đầu tại nơi khai quật và hiện vật đưa về kho cơ sở cần tiến hành đánh giá, phân tích xác định được thành phần kim loại, thành phần chất ăn mòn, loại hình ăn mòn, mức độ ăn mòn nông hay sâu, còn phần lõi không, trên lớp võ còn sơn, minh văn, ký tự… để tiến hành bảo quản.

     Quy trình bảo quản hiện vật được tiến hành các bước sau:
Bước 1: Chụp ảnh, đánh giá tình trạng trước khi bảo quản
Bước 2: Xác định Nguyên nhân gây hư hại được xác định là do hiện vật nằm dưới đất chịu tác động của môi trường tự nhiên nên bị hoen rỉ.


Hiện vật tại hiện trường khai quật

Bước 3: Làm sạch, loại bỏ các tác nhân gây hại gồm có 2 cách sau:
- Làm sạch bằng phương pháp cơ học:
+ Đối với những hiện vật bề mặt có các sản phẩm ăn mòn như gỉ sần sùi, đất cứng, hoặc các chất hữu cơ che lấp hoa văn, khi làm sạch khô dùng các dụng cụ cầm tay như dao mổ, dụng cụ nha khoa cậy bỏ cẩn thận các mảng gỉ bám bên ngoài. Trong một số trường hợp cần thiết cũng dùng máy mài nha khoa chuyên dụng để loại bỏ các sản phầm ăn mòn trên bề mặt. Dùng máy hút bụi trong suốt quá trình làm sạch khô để hạn chế bụi, bẩn không di chuyển vào không khí ảnh hưởng đến các hiện vật khác và các thiết bị trong phòng thí nghiệm.
+ Kết hợp với làm sạch khô là làm sạch ướt: sử dụng panh xô, tăm bông kết hợp với dung môi hữu cơ (ethanol, axetone, white sprit,…), nước cất, hoặc kết hợp nước cất/ethanol theo tỉ lệ thường là 1:1. Dùng tăm bông đã được làm ẩm lăn nhẹ nhàng trên bề mặt hiện vật. Việc làm sạch này sẽ dừng lại khi đã làm lộ được bề mặt gốc của hiện vật.
- Làm sạch bằng phương pháp hóa học: phương pháp này được áp dụng khi phương pháp làm sạch cơ học không hiệu quả hoặc không thể thực hiện được. Với nhiều hiện vật, việc sử dụng dao mổ hay các dụng cụ khác để cố loại bỏ các sản phẩm ăn mòn trên bề mặt sẽ gây tổn hại đến hiện vật. Trong những trường hợp như thế sẽ phải dùng các loại hóa chất để loại bỏ các mảng/điểm ăn mòn.


Hiện vật sau khi làm vệ sinh

Bước 4: Ức chế ăn mòn
- Chuẩn bị dung dịch ức chế ăn mòn: Ngâm hoặc nhúng chất ức chế sắt axit tanic 10% trong athanol rồi đậy kín trong 24 giờ. Trường hợp với những hiện vật kích thước lớn, dùng panh xô quét BTA lên toàn bề mặt hiện vật, sử dụng bông có dung dịch BTA quấn kín hiện vật và bọc lại bằng túi nilon để 24 giờ.
- Lấy hiện vật ra khỏi dung dịch BTA, lau sạch BTA dư bằng ethanol trên bề mặt hiện vật.
- Làm khô hiện vật: cho hiện vật vào tủ sấy, sấy từ 4 ÷ 8h ở 500C. Nếu không có tủ sấy có thể nhúng hiện vật vào axetone, sau đó vớt ra, để khô tự nhiên.
Bước 5. Gia cố và tạo lớp màng bảo vệ hiện vật
- Chuẩn bị dung dịch keo: hòa tan paraloid B72 trong dung môi để thu được dung dịch keo paraloid B72 4% (Cách pha cho 100gr dung dịch keo: 3gr paraloid B72 hòa tan trong 97gr dung môi). Dung môi hòa tan B72 thường là axeton; tuy nhiên, trong một số trường hợp, để tăng độ thẩm thấu của keo có thể dùng hỗn hợp axeton - ethanol hoặc toluene thay thế cho axetone.
Thao tác tạo lớp màng bảo vệ có thể thực hiện bằng cách nhúng hoặc quét lên hiện vật, cụ thể như sau:
- Nhúng hiện vật sau khi đã được xử lý ức chế ăn mòn và làm khô vào dung dịch Paraloid B72 có nồng độ  từ 3% tùy thuộc vào tình trạng của từng hiện vật.
- Hoặc sử dụng bút lông mềm, panh xô quét đều dung dịch Paraloid B72 nồng độ 3% phủ kín bề mặt hiện vật.  
- Sau khi xử lý với dung dịch Paraloid B72, hiện vật được để khô tự nhiên. Lớp keo sẽ khô và ổn định sau 24 giờ sử dụng.




Hiện vật sau khi bảo quản

     3. Nhận xét
     Sau khi được bảo quản, kết quả đã loại bỏ hết các các tác nhân gây hại, ngâm chất ức chế rỉ và phủ keo, những hiện vật đã bảo đảm yêu cầu bảo quản trong điều kiện lưu giữ trưng bày bình thường.

     Trên đây là một số bước về công tác bảo quản của Bảo tàng tỉnh về hiện vật chất liệu sắt phát hiện trong lòng đất tại di chỉ mộ táng Tà Lú, xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình nói riêng và hiện vật phái hiện trong các đợt sưu tầm, khai quật tại các di tích trên địa bản tỉnh Bình Thuận nói chung là việc làm thường xuyên nhằm đảm bảo khoa học, làm tăng tuổi thọ cho hiện vật phục vụ công tác trưng bày, tuyên truyền giáo dục phục vụ khách tham quan./.


Tác giả bài viết: Trịnh Xuân Hùng - Phòng Nghiệp Vụ Bảo Tàng

Nguồn tin: Bảo tàng tỉnh Bình Thuận

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông Báo - Giấy Mời - Văn Bản

Hiện Vật Tiêu Biểu

  • Tên hình ảnh 1
  • Ảnh khai thác cổ vật
  • Tên hình ảnh 1
  • Tên hình ảnh 1
  • Chèo bả trạo
  • Lễ nghinh ông
  • Bình gốm
  • Đàn đá
  • Rìu đá
  • Vươn miện của vua và hoàng hậu

Thư Viện Video Clip

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa

Đã xem: 3228
13/02/2017
Khai quật cổ vật

Khai quật cổ vật

Đã xem: 2688
13/02/2017

Liên Kết WebSite

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 343

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 339


Hôm nayHôm nay : 74833

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1860494

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 35084265

Đường Đi