Tìm Kiến

Tìm kiếm chọn lọc

Lễ Cầu Ngư đầu mùa tại Vạn Tân Long

Thứ hai - 18/04/2022 16:05
Trong hai ngày 15 - 16/3 Âm lịch (tức ngày 15 - 16/4/2022), đã diễn ra lễ Cầu ngư đầu mùa tại vạn Tân Long.
Đoàn lễ nghinh rước Ông Sanh ngoài biển về vạn Tân Long

Đoàn lễ nghinh rước Ông Sanh ngoài biển về vạn Tân Long

Vạn Tân Long tọa lạc tại vị trí cao ráo thuộc khu phố 9, phường Bình Tân, thị xã La Gi. Di tích được hình thành từ lâu đời gắn liền với quá trình di cư về phương Nam của các bộ phận dân cư miền Trung đã chọn vùng đất này làm nơi an cư lập nghiệp. Thuở mới tạo lập vạn Tân Long được làm bằng tranh tre vách lá để thờ cá Voi (thần Nam Hải) gắn với đời sống ngư nghiệp của cư dân làng chai ven biển. Ngoài ra còn thờ Thành hoàng Bổn cảnh, Thiên Y A Na, Ngũ Hành nương nương, các vị Tiền, Hậu hiền. Đến năm 1903 người dân làng chài Tân Long đã góp công sức tiền của tu bổ tôn tạo ngôi vạn mới khang trang trên nền đất cũ. Gian chánh điện hiện vẫn còn lưu giữ thanh xà cò ghi lại niên đại tạo lập ngôi vạn bằng chữ Hán nôm: Thành Thái thập ngũ niên tuế thứ Quý Mão trọng đông cát đán Tân Tỵ lương thần bổn thôn đồng tạo (Giờ tốt Tân Tỵ tháng 11 năm Quý Mão, Thành Thái thứ 15 (1903) bổn thôn cùng tạo).
Theo thông lệ hàng năm lễ hội Cầu ngư tại vạn Tân Long được tổ chức long trọng thành kính bao gồm phần lễ và phần hội nhưng năm nay do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh covid-19 nên không tổ chức phần hội, chỉ thực hiện các nghi lễ tâm linh truyền thống.

 


Chánh lễ tế thần
Lễ Cầu ngư đầu mùa hàng năm ở vạn Tân Long diễn ra trong 2 ngày 15 - 16/3 Âm lịch gồm các nghi lễ như: Nghinh Ông Sanh - âm linh, khai kinh - cầu siêu, tế tiền hiền, tế âm linh, thỉnh sanh và chánh lễ tế thần. Lễ vật dâng cúng thần Nam Hải gồm 1 con heo, gà, vịt, trà rượu, trầu cau, chè xôi… Chánh lễ tế thần là nghi thức lễ chính yếu, quan trọng nhất trong hệ thống các lễ nghi của lễ hội cầu ngư. Đây chính là thời khắc linh thiêng để ngư dân bày tỏ lòng thành kính biết ơn, ước vọng được mùa và cuộc sống bình an, hạnh phúc lên thần Nam Hải.
Lễ hội Cầu ngư là lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biển. Là dịp để cầu mong thần Nam Hải phù hộ cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, công việc làm ăn của ngư dân thuận lợi, được mùa khi ra khơi. Đồng thời tạo nên sự đoàn kết, trách nhiệm và tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng ngư dân làng biển.

Tác giả bài viết: Phòng Nghiệp vụ Bảo tồn

Nguồn tin: Bảo tàng tỉnh Bình Thuận

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông Báo - Giấy Mời - Văn Bản

Hiện Vật Tiêu Biểu

  • Tên hình ảnh 1
  • Ảnh khai thác cổ vật
  • Tên hình ảnh 1
  • Tên hình ảnh 1
  • Chèo bả trạo
  • Lễ nghinh ông
  • Bình gốm
  • Đàn đá
  • Rìu đá
  • Vươn miện của vua và hoàng hậu

Thư Viện Video Clip

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa

Đã xem: 3228
13/02/2017
Khai quật cổ vật

Khai quật cổ vật

Đã xem: 2688
13/02/2017

Liên Kết WebSite

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 343

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 341


Hôm nayHôm nay : 80401

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1866062

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 35089833

Đường Đi