Tìm Kiến

Tìm kiếm chọn lọc

LỄ HỘI YÔR YANG (CẦU AN) TẠI THÁP PÔ TẰM (PÔ DAM) XÃ PHÚ LẠC, HUYỆN TUY PHONG

Thứ ba - 27/03/2018 05:13
Nghi lễ múa đạp lửa

Nghi lễ múa đạp lửa

         Người Chăm xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong hiện có khoảng hơn 8.800 nhân khẩu; trong đó người Chăm theo tôn giáo Bàlamôn sinh sống tập trung ở 4 thôn Lạc Trị, Cao Hậu, Phú Nhiêu và Thạnh Vụ; người Chăm theo đạo Bàni (Hồi giáo) sinh sống tại thôn Vĩnh Hanh.

       Người Chăm theo tôn giáo Bàlamôn ở xã Phú Lạc cũng như người Chăm ở các địa phương khác trong tỉnh có nhiều lễ hội, nghi lễ gắn với sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán như: lễ Rija Nưgar (lễ Múa đầu năm, tức là mừng năm mới về, đồng thời tống khứ cái xấu xa năm cũ qua đi); lễ Pakap Halau Kroong (lễ Chặn đầu nguồn nước, khi thấy nước nguồn về quá nhiều gây lũ lụt thì tổ chức lễ ngăn bớt nước mưa lại); lễ Palao Sah Di Pabah Lămngư (lễ Cầu mưa tại cửa biển, có nghĩa là khi thấy hạn hán quá thì tổ chức lễ cầu mưa tại cửa biển), lễ hội hội Katê và lễ hội Yôr yang (Cầu an)…

         Đối với lễ hội Yôr yang thì người Chăm theo Bàlamôn ở các địa phương khác trong tỉnh không có. Đây là lễ hội tổ chức tại tháp Pô Tằm (Pô Dam) vào tháng 4 Chăm lịch nhằm cầu cho quốc thái dân an; cầu cho xóm làng được bình yên, dồi dào sức khỏe; cầu cho mưa thuận gió hòa để cho mùa màng bội thu; cầu cho người dân được ấm no hạnh phúc…
 
 

Nghi lễ tắm tượng Kút

         Trước đây lễ hội tổ chức thường xuyên hàng năm, thời gian khoảng vài thập niên gần đây do điều kiện kinh tế khó khăn nên cộng đồng đã khấn xin phép Pô Tằm 3 năm tổ chức lễ hội một lần. Lễ hội huy động tất cả các hệ phái chức sắc như thầy Pasêh, thầy Kadhar, thầy Mưdôn, thầy Kaing trong tôn giáo Bàlamôn cùng với người Chăm trong cộng đồng tham gia.
 

 

Nghi lễ mặc trang phục tuợng Kút

         Lễ hội Yôr yang diễn ra 2 ngày 1 đêm với nhiều nghi thức mang đậm dấu ấn Bàlamôn giáo như: nghi lễ rước y trang, tống ôn, tắm tượng kút, mặc trang phục, cầu an, đại lễ, đốt lửa thiêng, thả bè...
 

Nghi lễ cầu an

        Lễ hội Yôr yang có nhiều tác động, chi phối đến nhiều lĩnh vực đời sống của người Chăm, là thời khắc để người dân đề đạt những ước muốn, ý nguyện lên các đấng thần linh, là chỗ dựa tinh thần để họ vươn lên trong cuộc sống với tâm niệm rằng các đấng thần linh sẽ luôn bên mình để phù trợ cho mọi công việc được thành công.
 

 
Nghi lễ thả bè
 
         Thông qua lễ hội người Chăm địa phương càng thêm thắt chặt tình làng nghĩa xóm, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống, lao động sản xuất càng nâng cao và chung tay xây dựng quê hương ngày càng thêm giàu đẹp. Đồng thời, giúp người Chăm địa phương hiểu rõ cội nguồn, bản sắc và truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc mình. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị phục vụ sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ và thu hút đông đảo các thành viên trong cộng đồng tham gia./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Chí Phú

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông Báo - Giấy Mời - Văn Bản

Hiện Vật Tiêu Biểu

  • Tên hình ảnh 1
  • Ảnh khai thác cổ vật
  • Tên hình ảnh 1
  • Tên hình ảnh 1
  • Chèo bả trạo
  • Lễ nghinh ông
  • Bình gốm
  • Đàn đá
  • Rìu đá
  • Vươn miện của vua và hoàng hậu

Thư Viện Video Clip

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa

Đã xem: 3270
13/02/2017
Khai quật cổ vật

Khai quật cổ vật

Đã xem: 2715
13/02/2017

Liên Kết WebSite

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 88

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 86


Hôm nayHôm nay : 19286

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1268852

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 37539621

Đường Đi