Tìm Kiến

Tìm kiếm chọn lọc

THẮNG CẢNH HÒN BÀ Ở LA GI VÀ LỄ HỘI VÍA BÀ NGÀY 21 - 23/3 ÂM LỊCH

Thứ sáu - 04/05/2018 03:16
Đền thờ Thiên Y A Na - Hòn Bà - La Gi

Đền thờ Thiên Y A Na - Hòn Bà - La Gi

         Hòn Bà là một danh thắng nổi tiếng có Đền thờ Thiên Y A Na được tạo dựng vào khoảng thế kỷ XV - XVI, rất hấp dẫn, thu hút mọi tầng lớp, du khách trong, ngoài nước đến khám phá thưởng ngoạn cảnh đẹp hoang sơ của đảo và nghiên cứu nền văn hóa Chăm tồn tại lâu đời ở nơi đây. Thắng cảnh Hòn Bà được xếp hạng di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 2153/QĐ-UBND ngày 30/10/2012.

        Đứng từ bờ biển Tân Bình phóng tầm nhìn ra biển khơi về phía Đông khoảng 2 km, Hòn Bà như đơn độc, chơ vơ giữa biển nhưng không kém phần thách đố trước sóng biển, giông tố của đại dương mênh mông. Cả hòn đảo gần như phủ kín màu xanh của các loại cây cổ thụ có nhiều năm tuổi, khẳng định một sức sống mãnh liệt mà thiên nhiên đã ưu đãi, tạo nên một bức tranh thủy mặc quyến rũ, thơ mộng và đầy thách thức đối với con người.
 
       
Hòn Bà - La Gi

       Đến với Hòn Bà, du khách sẽ được thưởng ngoạn bầu không khí trong lành, mát mẻ, yên tĩnh và phóng tầm nhìn bao quanh cả dãy đất liến rộng lớn từ cửa Lagi đến mũi Khe Gà. Thiên nhiên hoang sơ, sóng biển vỗ nhịp đều sẽ làm quên đi những mệt mỏi, căng thẳng và âu lo trong cuộc sống đời thường sau những ngày làm việc mệt nhọc. Ngoài việc thưởng ngoạn phong cảnh, du khách còn có thể đi thuyền quanh đảo để câu cá và khám phá những gành đá, mỏm đá nhô lên, thụt xuống xen lẫn với từng đợt sóng vỗ tạo nên những bông hoa sóng biển và những giai điệu vui nhộn.
 

        Bên cạnh là thắng cảnh thiên nhiên, trên đỉnh còn thờ nữ thần Thiên Ya Na (Pô Inư Nagar), một vị nữ thần linh thiêng với nhiều truyền thuyết liên quan. Tín ngưỡng thờ Thiên Ya Na ở Hòn Bà được sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi rằng: “Đảo Thiên Y, tục gọi là Đảo Bà, trên đỉnh có thờ một hòn đá Thiên Y Diễn Bà”. Tại đền thờ Thiên Ya Na còn lưu giữ một thanh xà cò khắc chữ Hán có nội dung: Long Phi Đinh Mão trọng hạ nguyệt hoàn thành. Tạm dịch: Long Phi Đinh Mão tháng 5 hoàn thành. Căn cứ vào một số tư liệu lịch sử và truyền miệng lưu lại tại địa phương có thể xác định năm Đinh Mão ở đây là năm 1807. Như vậy, đền thờ Thiên Ya Na được người Việt tạo dựng bằng gỗ để che tượng Bà ở những năm đầu thế kỷ XIX. Đến những năm 50 của thế kỷ XX Mỹ cho ném bom xuống Hòn Bà làm sập ngôi đền thờ bằng gỗ và năm 1989 nhân dân địa phương mới xây lại ngôi đền tường vôi như hiện nay.
 

        Tổng thể kiến trúc di tích đền thờ Thiên Ya Na ở Hòn Bà bao gồm các hạng mục: Chính điện, Võ ca, gian thờ Chúa Chàng Râu, nhà Khách, nhà Khói và một số hạng mục phụ cận khác. Chính điện được kiến tạo hai tầng mái, tầng mái dưới tỏa rộng ra 4 hướng và tầng mái trên thu nhỏ vút cao lên như hình dáng một ngôi tháp Chăm. Đặc biệt, ở trung tâm nội thất Chính điện đặt một khám thờ Thiên Ya Na, bên trên thờ một pho tượng bằng đá xanh cao 60cm, ngang 35cm. Theo người dân địa phương, pho tượng Thiên Ya Na được các nghệ nhân ngày trước tạc trực tiếp trên tảng đá nguyên sinh ở đỉnh Hòn Bà, phần chân của pho tượng kết nối trực tiếp với khối đá lớn bên dưới, do đó không thể nào xê dịch pho tượng đi đâu được. Tượng được tạc xong, sau này mới xây đền thờ để che mưa nắng. Ở đây vẫn thờ một số hiện vật gắn với sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, dụng cụ săn bắn của người Chăm như: cung tên, 3 bộ ná, 2 chiếc Chà gạc, 1 gậy đầu rồng và 2 Chiết Atâu…
 

        Tế lễ chính tại đền thờ Thiên Ya Na diễn ra và kéo dài trong 3 ngày từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Trong những ngày diễn ra tế lễ hầu như cả hòn đảo chật cứng người tấp nập lên xuống và quanh chân hòn đảo hàng trăm ghe thuyền neo đậu dày đặc. Nhân dân địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận tề tựu về đây cùng có chung mục đích chiêm bái, thỉnh nguyện Thiên Ya Na phù trợ được an lành cuộc sống mưu sinh, lao động trên biển của họ được thuận buồm, xuôi gió và đánh bắt được nhiều tôm cá. Bên cạnh niềm tin tín ngưỡng, những người đến đây gần như hòa vào không khí của lễ hội, họ cùng nhau trò chuyện, thăm hỏi và cùng ca hát, biểu diễn những điệu múa dân gian truyền thống suốt ngày đêm trong thời gian diễn ra lễ hội tại đảo./.
 

Tác giả bài viết: Chí Phú

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông Báo - Giấy Mời - Văn Bản

Hiện Vật Tiêu Biểu

  • Tên hình ảnh 1
  • Ảnh khai thác cổ vật
  • Tên hình ảnh 1
  • Tên hình ảnh 1
  • Chèo bả trạo
  • Lễ nghinh ông
  • Bình gốm
  • Đàn đá
  • Rìu đá
  • Vươn miện của vua và hoàng hậu

Thư Viện Video Clip

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa

Đã xem: 3271
13/02/2017
Khai quật cổ vật

Khai quật cổ vật

Đã xem: 2715
13/02/2017

Liên Kết WebSite

Thống Kê Truy Cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 78


Hôm nayHôm nay : 22551

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1310397

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 37581166

Đường Đi